Bách khoa sức khỏe
07-06-2018 09:47:37
Ăn lá lốt có tốt cho sức khỏe không?
Cây lá lốt thường được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn hấp dẫn như canh, chiên, xào, nướng… là loại cây rất được ưa thích, được trồng hầu hết ở nhiều nhà vườn. Vậy ăn lá lốt có tốt chó sức khỏe không?
- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ lá lốt
- Những công dụng ít người biết của lá xoài non
- Lá ổi - thần dược giảm cân, đẹp da, rụng tóc
Đặc điểm của cây lá lốt
Lá lốt là cây thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học là Piper lolot C.DC, được biết đến như cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm, sống dai ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi.
Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất.
Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ.
Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.
Về thành phần hóa học lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có thể chữa được nhiều bệnh, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu.
Ăn sống là lốt có thể chữa được nhiều bệnh, bên cạnh đó cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. |
Ăn lá lốt có tốt cho sức khỏe không?
Chúng ta thường sử dụng lá lốt như một loại rau ăn kèm quen thuộc, hoặc dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên, xào, nướng… Tuy nhiên, nhiều người lại không biết lá lốt từ lâu được dùng như một phương pháp để điều trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp như sau:
Chữa chứng lạnh bụng, đau bụng: Lá lốt có tính ấm, chống hàn, vì thế nó có nhiều tác dụng trong việc chữa chứng đau bụng, chống phong hàn, tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.
Bài thuốc rất đơn giản bạn chỉ cần lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch đun với 300ml nước sắc lại còn 100ml. Uống liên tục trong 2 ngày, đặc biệt tốt khi thuốc còn ấm và trước bữa ăn tối.
Hỗ trợ chữa các bệnh lý đau xương khớp: Lá lốt có công dụng hiệu quả trong việc giảm các chứng đau nhức xương khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đau cột sống lưng, cổ…
Chỉ cấn lấy từ 5-10g lá lốt phơi khô, sắc từ 2 chén nước còn 1/2 chén, uống trong ngày, khi thuốc còn ấm, sẽ tốt hơn khi bạn uống sau bữa ăn tối.
Lá lốt có công dụng hiệu quả trong việc giảm các chứng đau nhức xương khớp, cột sống lưng, cổ… |
Điều trị chứng ra mồ hôi chân tay: Ăn lá lốt kiên trì trong vòng 5-7 ngày hoặc sắc nước uống sẽ rất có lợi trong việc điều trị chứng ra mồ hôi khó chịu ở tay chân.
Bạn chỉ cần lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, cho thêm một ít muối, để nguội sau đó ngâm tay chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc có thể lấy 30g lá lốt, thái nhỏ, sao vàng. Sắc từ 3 chén nước còn 1 chén. Uống 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày.
Chữa đau răng: Đau răng là bệnh gây nhiều phiền toái và đau đớn, là nổi ám ảnh của nhiều người. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa bằng cách ăn lá lốt sống vô cùng hiệu quả.
Cụ thể bạn chỉ cần lấy 10g lá lốt tươi đem giã nát với một ít muối. Sau đó, lấy hỗn hợp ngậm vào miệng, bạn có thể nuốt hoặc không đều được.
Chữa mụn nhọt lâu ngày không lành miệng: Ngoài việc ăn lá lốt sống bạn có thể kết hợp chúng với các loại lá khác như lá chanh, tía tô, lá ráy để chữa mụn nhọt đều rất hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy mỗi loại khoảng 15g. Đối với lá chanh phơi khô, giã nhuyễn thành bột thoa vào vết thương giúp sát trùng. Riêng những nguyên liệu còn lại rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên phần da có mụn nhọt và băng lại. Sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Chữa viêm niệu đạo: Lá lốt được biết đến như loại thảo dược có tác dụng chữa trị các bệnh liên quan đến niệu đạo hay viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ rất hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa vùng kín. Phần nước còn lại bạn đem đun sôi để xông hơi vùng kín, rất hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho biết, lá lốt có tính ấm, chính vì thế nên sử dụng với liều lượng vừa phải, khoa học nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như: táo bón, nóng trong người, hại dạ dày, đường ruột, nôn mửa, ngộ độc khi ăn quá nhiều…
Các món ăn được biến tấu với lá lốt vô cùng ngon miệng
1. Trứng rán lá lốt
Nguyên liệu: Trứng gà, lá lốt, nước mắm, bột nêm, tiêu xay, dầu mè.
Cách chế biến: Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ để rieng. Trứng cho vào to lớn, thêm gia vị vừa ăn, sau đó cho phần lá lốt thái nhỏ vào đánh đều cùng dầu ăn.
Phi thơm hành tỏi rồi tráng trứng lửa vừa. Cuộn lại cho đẹp va thưởng thức.
2. Gân bò xào lá lốt
Nguyên liệu: Gân bò, lá lốt, tỏi, mắm, muối, gừng, dứa, khế chua.
Cách thực hiện: Gân bò ướp với gừng tỏi, gia vị. Khế thái mỏng, bỏ hạt. Lá lốt thái nhỏ. Xào sơ gân bò rồi cho nước vào nấu khoảng 15 phút.
Cho khế vào, đun sôi rồi cho lá lốt, nêm gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho ra dĩa và thưởng thức nhé!
Với những nguyên liệu vô cùng đơn giản bạn đã có thể chế biến cho mình một món ăn vừa ngon miệng lại rất có lợi cho sức khỏe. |
3. Thịt lợn mọi xào sả, ớt, lá lốt.
Nguyên liệu: Thịt lợn, sả, lá lốt, ớt, gia vị.
Cách thực hiện: Thịt lợn rửa sạch, ướp gia vị. Sả các bạn băm nhỏ, ớt, lá lốt thái nhỏ. Phi thơm hành, cho thịt vào xào săn lại, cho lá lốt vào cùng, nêm gia vị lại lần cuối và tắt bếp.
4. Canh lá lốt
Nguyên liệu: Lá lốt, tôm (hoặc thịt heo nạc), gừng tươi, rau húng quế (hoặc ngải cứu), muối, tiêu, bột ngọt đường, nước mắm
Cách thực hiện: Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, cắt nhỏ, ướp chút muối, tiêu, đường, nước mắm, để thấm.
Lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng rửa sạch, giã dập. Rau húng quế nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Nấu nồi nước dùng vừa phải, khi nước sôi, cho tôm vào, sau đó cho lá lốt cùng gừng. Canh sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn, cho rau húng quế vào nồi canh, đảo đều. Bạn có thể ăn nóng cùng cơm sẽ ngon hơn.
5. Thịt bò nướng lá lốt
Nguyên liệu: Thịt bò, lá lốt chọn lá to, đậu phộng rang, sả băm, rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế chua, muối, tiêu, bột nêm, bột cà ri. mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn.
Cách thực hiện: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ. Ướp thịt bò với muối, bột nêm, chút tiêu, sả băm. Để thịt thấm đều trong 20 phút.
Lá lốt rửa sạch, để ráo; đậu phộng rang giã dập. Rau thơm và các loại rau ăn sống nhặt rửa thật sạch, để ráo nước.
Cuộn thịt bò trong lá lốt thành cuốn nhỏ, sau đó đem nướng trên bếp than. Khi chín có thể cuốn cùng các loại rau và bánh tráng.
Ăn lá lốt có tốt cho sức khỏe hay không? Câu trả lời là có, nhưng với điều kiện ăn vừa phải và hợp lí, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Với những thông tin bổ ích như trên hy vọng sẽ giúp ít được cho bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe!
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe