Bách khoa sức khỏe
27-03-2020 08:00:00
7 thực phẩm màu đen giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt chẳng kém gì nhân sâm
7 loại thực phẩm màu đen dưới đây cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không hề kém cạnh nhân sâm, tổ yến, không chỉ vậy chúng còn đáp ứng đủ các tiêu chí ngon-bổ-rẻ.
- Không chỉ đẹp da giữ dáng, NƯỚC GẠO LỨT RANG còn giúp chống ung thư
- Những điều đặc biệt cần lưu ý khi giảm cân bằng gạo lứt
- Gạo lứt - loại thực phẩm tuyệt vời nếu sử dụng đúng cách
- Cơ thể xuất hiện ‘3 ĐEN, 2 MÙI’, chị em cẩn thận tử cung đang gặp vấn đề
- Tuyệt chiêu giảm cân bằng đậu đen hiệu quả đến không ngờ chị em nhất định phải biết
Theo quan niệm Đông y, thực phẩm màu đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt rất tốt cho thận. Sở dĩ thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe là vì chúng có chứa sắc tố anthocyanidins, có tac dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, ngăn ngừa lão hóa và thậm chí là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
Không chỉ vậy, trong mỗi loại thực phẩm màu đen còn chứa những thành phần dinh dưỡng riêng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 7 thực phẩm màu đen phổ biến mà chúng ta nên ăn thường xuyên:
1. Gạo đen
Nhờ chứa hàm lượng lớn chất xơ nên gạo đen rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, giúp việc tiêu hóa thuận lợi hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, kali, magie, kẽm, selen,.. trong gạo đen còn cao hơn so với gạo thông thường. Chính vì vậy mà gạo đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chẳng hạn như giảm các cholesterol xấu, ngăn ngừa sỏi thận, kiểm soát lượng đường trong máu, giúp xương và răng chắc khỏe,...
Dù tốt như vậy nhưng các chuyên gia khuyên rằng mỗi tuần chỉ nên ăn gạo đen 2-3 lần bởi dùng thường xuyên sẽ gây phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi ăn nên nhai thật kỹ cho đến khi ra nước rồi mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
2. Đậu đen
Đậu đen thường có vỏ màu đen, ruột bên trong màu vàng hoặc màu xanh, có thể dùng để nấu chè, đồ xôi,... Là một trong những thực phẩm giàu chất xơ nên đậu đen rất có lợi trong cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, đậu đen còn chứa nhiều các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, kẽm, megie,... có tác dụng giảm huyết áp và giúp xương duy trì độ chắc khỏe. Vitamin B6, kali, chất xơ, folate và phytonutrient trong đậu đen giúp làm giảm nguy cơ làm hỏng mạch máu, bảo vệ tim mạch tốt hơn. Trong khi đó, chất selenium tìm thấy trong đậu đen còn giúp thanh lọc những chất độc hại, giúp ngăn ngừa viêm và giảm sự phát triển của khối u.
3. Mè đen
Mè đen hay còn gọi là vừng đen, là thực phẩm giàu vitamin E, sắt và kẽm, trong đó hàm lượng sắt cao gấp 2 lần trong mè trắng và hàm lượng canxi cao gấp 8 lần so với sữa. Ngoài ra, đậu đen còn là nguồn cung cấp protein thực phẩm dồi dào, chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, ăn mè đen nguyên hạt khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu các chất dinh dưỡng nên các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên ăn mè đen khi nó đã được nghiền giã thành bột hoặc làm thành nước loãng. Mè đen có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, nếu ăn trộn mè đen với các món chứa chất béo thì tốt nhất bạn nên giảm lượng dầu mỡ ăn kèm.
4. Lạc (đậu phộng) vỏ đen
Lạc đen là loại lạc có vỏ lụa màu đen nhưng bên trong vẫn có màu trắng sữa như các loại lạc khác. Loại lạc này có chứa hàm lượng kẽm và selen cao hơn các loại lạc thông thường lên tới khoảng từ 48% - 101%.
Mỗi ngày ăn một nắm lạc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sỏi mật, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa. Cách tốt nhất để ăn lạc đen là ăn sống cả vỏ lụa.
5. Mộc nhĩ đen
Theo Đông y, mộc nhĩ đen có chứa đường đa, mọt chất có tác dụng giúp duy trì khả năng miễn dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen còn rất giàu hàm lượng sắt và là một trong những thực phẩm giàu vitamin C. Do đó, nếu thường xuyên ăn mộc nhĩ đen sẽ giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy dạ dày và đường ruột.
6. Táo đen
Táo đen khô là một trong những vị thuốc Đông y nổi tiếng, nhưng bạn cũng có thể dùng chúng để chế biến món ăn. Táo đen chứa chất tannin với hàm lượng khoảng gần 1%, có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm, kim loại nặng trong thực phẩm.
Ngoài ra, hàm lượng pectin trong táo đen cao khoảng 3%, có tác dụng làm trì hoãn việc tăng lượng đường trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo y học Trung Quốc, táo tàu đen còn có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp lưu thông máu, ngăn ngừa ung thư,...
7. Kỷ tử màu đen
Kỷ tử màu đen hay còn gọi là hắc kỷ tử, là một loại thần dược có tác dụng chống lão hóa, níu giữ tuổi xuân, trường thọ. Cụ thể, hắc kỷ tử đen sở hữu lượng OPCs (hợp chất chống già thế hệ mới từ thiên nhiên) cực lớn, nồng độ cao nhất được phát hiện trong tự nhiên hiện nay. Trong khi đó, mức độ oxy hóa của OPCs lại mạnh gấp 20 lần so với vitamin C và gấp 50 lần so với vitamin E.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C và kẽm trong hắc kỷ tử còn cao gấp đôi so với kỷ tử có vỏ màu đỏ. Vì vậy, kỷ tử đen có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sản xuất tế bào ung thư, bệnh tim mạch, cải thiện thị lực và chống lão hóa.
Tuệ Nhi
Theo Tạp chí Sống khỏe