Bách khoa sức khỏe
03-10-2021 00:00:00
7 điều bác sĩ thường làm khi bị cảm lạnh
Khi cổ họng ngứa ngáy và tình trạng đau nhức cơ thể xuất hiện, bạn chỉ biết rằng một cơn cảm lạnh đang ập đến và trong thời điểm này. Điều duy nhất cần làm là để hệ thống miễn dịch trong cơ thể làm công việc của nó.
- Nắm vững thời gian cơ thể tiêu hóa các món ăn để ''sống khỏe mỗi ngày''
- 9 mẹo sống khỏe nghe thì ngược đời, nhưng mà đúng
- Vì sao đạp xe đi làm được xem là bí quyết kéo dài tuổi thọ?
- Bí quyết ăn uống lành mạnh: Cách hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn từ 9 loại thực phẩm chúng ta thường ăn
- 4 bí quyết gọi sữa về tràn trề, mẹ tha hồ cho trẻ bú no nê
Các bác sĩ cho biết, những dấu hiệu ban đầu của một đợt cảm lạnh là một chỉ báo cho phép chúng ta phản ứng trước khi virus gây ra các vấn đề trầm trọng. Nói chung, phải mất từ hai đến ba ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể trước khi bắt đầu triệu chứng cảm lạnh, do đó, chúng ta có thời gian để chống lại virus trước khi nó trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là những chiến lược ngăn chặn mà các bác sĩ thường sử dụng giúp bạn biết khi bị cảm lạnh nên làm gì.
1. Luôn uống đủ nước
Các bác sĩ khuyên rằng, khi nhận thấy một đợt cảm lạnh ập đến, bạn hãy đảm bảo cung cấp nước và duy trì các chất điện giải cho cơ thể đồng thời tránh đồ uống làm mất nước, chẳng hạn như caffeine hoặc rượu.
Các bác sĩ khuyên rằng, khi nhận thấy một đợt cảm lạnh ập đến, bạn hãy đảm bảo cung cấp nước và duy trì các chất điện giải cho cơ thể. |
Nước giúp cung cấp oxy và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp lưu thông bạch huyết, điều cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch.
2. Uống chất lỏng ấm
Hãy uống nhiều chất lỏng ấm, đặc biệt là trà thảo mộc khi bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng cảm lạnh.
Ngoài tác dụng làm dịu cổ họng khi cổ họng bị ngứa và đau, chất lỏng ấm còn đảm bảo chất nhầy do cơ thể tiết ra không quá đặc giúp hạn chế tắc nghẽn khi cơ thể chống lại virus.
3. Súc miệng bằng nước muối
Một biện pháp khác các bác sĩ khuyên dùng để chống lại cảm lạnh là súc miệng bằng nước muối. Nước muối giúp giảm đau giảm sưng và kích ứng.
4. Ngủ nhiều hơn
Hãy đảm bảo đi ngủ sớm một hoặc hai giờ. Khi bạn thiếu ngủ, hệ thống miễn dịch cũng dễ bị tổn thương hơn. Số lượng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nói chung, bạn hãy cố gắng ngủ ít nhất từ 7 đến 8 giờ khi bắt đầu cảm thấy ốm.
Cải thiện giấc ngủ giúp tăng cường việc sản xuất các kháng thể và chức năng của các tế bào T chống lại virus. Nó cũng làm giảm sản xuất hormone căng thẳng và các phân tử gây viêm, điều này sẽ cho phép chức năng miễn dịch tốt hơn.
Cải thiện giấc ngủ giúp tăng cường việc sản xuất các kháng thể và chức năng của các tế bào T chống lại virus. |
5. Nhỏ mũi hàng ngày
Các bác sĩ cũng gợi ý dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hai lần một ngày khi bắt đầu có các triệu chứng ở mũi. Điều này giúp các tế bào nhỏ gọi là lông mao được thiết kế để thúc đẩy quá trình thanh thải chất nhờn. Việc rửa sạch cũng giúp giảm độ nhớt của chất nhờn, cho phép cơ thể đào thải chất nhờn nhanh hơn.
6. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng. Theo các bác sĩ, chỉ cần đảm bảo giảm thời lượng và cường độ của các bài tập thông thường và lắng nghe cơ thể để biết thời điểm nên nghỉ ngơi.
7. Ăn thực phẩm hỗ trợ miễn dịch
Bạn nên hạn chế đường đồng thời bổ sung nhiều chất xơ và vitamin C khi bị cảm lạnh. Ăn nhiều trái cây họ cam quýt cùng với cải xoăn, bông cải xanh, hành tím, khoai lang, bí và các loại đậu. Nhiều loại thực phẩm này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường ăn ngũ cốc vì chúng giàu chất xơ gọi là beta-glucans, có liên quan đến chức năng miễn dịch tốt hơn.
Cảm lạnh thường phát triển mạnh trong thời tiết khô và lạnh vào mùa thu, đông. Thực hành theo các bước ngăn ngừa cảm lạnh của bác sĩ này sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin