Bách khoa sức khỏe
06-12-2019 08:00:00
7 bài tập tay giúp giảm đau khớp
Các cơn đau khớp tay thật kinh khủng khi làm việc và mỗi khi trở trời. Healthline giới thiệu với bạn 7 bài tập tay giúp giảm đau khớp đáng kể!
- Vĩnh biệt cơn đau khớp với vỏ chanh và dầu oliu
- Đối phó với đau khớp mùa lạnh
- Hết đau khớp tay với 5 bài tập cực đơn giản
- Hãy cứu lấy cột sống của bạn bằng các bài tập chữa lành cột sống của bác sĩ Nikolai Amosov trước khi quá muộn
- 6 bài tập trị đau chân, đau đầu gối và đau hông
Đau tay
Viêm khớp mòn dần ở sụn khớp - đệm giữa xương. Điều này có thể gây viêm và kích thích niêm mạc hoạt dịch, tạo ra chất lỏng hoạt dịch giúp bảo vệ và bôi trơn khớp.
Khi viêm khớp ảnh hưởng đến khớp tay, nó có thể gây đau và cứng khớp. Cơn đau đó có thể trở nên tồi tệ hơn bất cứ khi nào bạn sử dụng tay rất nhiều khi làm việc.
Ví dụ, gõ trên bàn phím máy tính hoặc kẹp dụng cụ trong bếp có thể gây khó chịu, khiến lực từ tay giảm đi.
Cơn đau tay có thể khiến bạn khó thực hiện ngay cả những công việc đơn giản nhất hàng ngày, chẳng hạn như mở lọ.
Điều trị viêm khớp tay
Thuốc là một lựa chọn để điều trị viêm khớp tay. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, tiêm steroid vào khớp và nẹp tay để hỗ trợ.
Nếu những biện pháp này không có tác dụng, bạn có thể phải phẫu thuật để sửa chữa khớp bị hư.
Ngoài ra còn có nhiều phương pháp điều trị tại nhà bạn có thể sử dụng để giảm đau và khuyết tật của viêm khớp.
Một cách dễ dàng để giữ cho khớp linh hoạt, cải thiện phạm vi chuyển động và giảm đau viêm khớp là tập thể dục tay. Bài tập tay có thể giúp tăng cường cơ bắp hỗ trợ khớp tay. Điều này có thể giúp bạn thực hiệ
n các động tác tay với ít khó chịu hơn. Chuyển động cũng có thể giúp giữ cho dây chằng và gân linh hoạt, có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động và chức năng tay. Cuối cùng, tập thể dục có thể làm tăng sản xuất chất lỏng hoạt dịch, cũng có thể cải thiện chức năng khớp.
Bài tập số 1: Nắm tay
Bạn có thể thực hiện bài tập dễ dàng này ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy cứng tay.
1.Bắt đầu bằng cách đưa tay trái ra với tất cả các ngón tay thẳng.
2.Sau đó, từ từ uốn cong bàn tay của bạn thành một nắm tay, đặt ngón tay cái ở bên ngoài bàn tay. Hãy nhẹ nhàng.
3.Mở bàn tay cho đến khi ngón tay thẳng một lần nữa.
4.Làm bài tập 10 lần bằng tay trái. Sau đó lặp lại với bên tay phải.
Bài tập số 2: Gập ngón tay
1.Bắt đầu ở vị trí tương tự như trong bài tập tên, với tay trái giơ thẳng.
2.Gập ngón tay cái xuống về phía lòng bàn tay của bạn. Giữ trong vài giây.
3.Duỗi thẳng ngón tay cái.
4.Sau đó gập ngón trỏ về phía lòng bàn tay. Giữ trong vài giây. Sau đó, duỗi thẳng.
5.Lặp lại với mỗi ngón tay trên bàn tay trái. Sau đó lặp lại với bên tay phải.
Bài tập số 3: Gập ngón cái
1.Đầu tiên, giữ bàn tay trái với tất cả các ngón tay thẳng.
2.Gập ngón tay cái vào trong về phía lòng bàn tay của bạn.
3.Kéo ngón tay cái chạm tới ngón tay út. Nếu bạn không thể chạm vào ngón út của mình, đừng lo lắng. Chỉ cần kéo dài ngón tay cái xa nhất có thể.
4.Giữ trong một hoặc hai giây, sau đó đưa ngón tay cái trở lại vị trí bắt đầu.
Lặp lại 10 lần. Sau đó làm bài tập tương tự với tay phải.
Bài tập số 4: Tạo thành chữ ‘O’
Bắt đầu với bàn tay trái với ngón tay duỗi thẳng
1.Uốn cong tất cả các ngón tay vào đến khi chúng chạm vào nhau. Các ngón tay của bạn sẽ tạo thành hình chữ “O”.
2.Giữ trong vài giây. Sau đó duỗi thẳng ngón tay một lần nữa.
Lặp lại bài tập này một vài lần một ngày trên mỗi bàn tay. Bạn có thể thực hiện động tác này bất cứ khi nào tay bạn cảm thấy đau hoặc cứng tay.
Bài tập số 5: Uốn cong
1.Đặt ngón út bàn tay trái trên bàn, với ngón tay cái hướng lên.
2.Giữ ngón tay cái nguyên vị trí, gập 4 ngón tay còn lại vào trong cho đến khi bàn tay tạo thành hình chữ “L”.
3.Giữ nó trong vài giây, và sau đó duỗi thẳng các ngón tay để di chuyển chúng trở lại vị trí bắt đầu.
Lặp lại 10 lần, và sau đó thực hiện cùng tương tự với bàn tay phải.
Bài tập số 6: Nâng ngón tay
Đặt bàn tay trái của bạn phẳng trên bàn, lòng bàn tay hướng xuống.
1.Bắt đầu với ngón tay cái, lần lượt nhấc từng ngón tay từ từ ra khỏi bàn.
2.Giữ mỗi ngón tay trong một hoặc hai giây, sau đó hạ xuống.
3.Thực hiện bài tập tương tự với các ngón tay ở bàn tay trái.
Sau khi bạn thực hiện bài tập với tay trái, lặp lại với tay phải.
Bài tập số 7: Giãn cổ tay
Đừng quên cổ tay, nó cũng có thể bị đau và cứng do viêm khớp.
1.Để tập luyện cổ tay, đưa cánh tay phải ra với lòng bàn tay hướng xuống.
2.Với tay trái, nhẹ nhàng ấn xuống bàn tay phải cho đến khi bạn cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay.
3.Giữ nguyên tư thế trong vài giây.
Lặp lại 10 lần. Sau đó, thực hiện bài tập với tay trái.
Linh Chi
Theo Tạp chí Sống khỏe