Bách khoa sức khỏe
20-02-2020 15:00:00
5 cơn đau dễ nhầm lẫn với đau răng nhưng thực chất là dấu hiệu của bệnh khó chữa
Theo Brightside, nếu bạn có một hàm răng khỏe mạnh nhưng thỉnh thoảng lại bị đau răng hoặc hàm thì bạn chớ chủ quan mà hãy nghĩ tới 5 căn bệnh dưới đây.
- 11 cách đơn giản để giải quyết nhiệt miệng nhanh chóng
- “Bỏ túi” ngay 7 cách khử mùi hôi miệng bằng những thói quen đơn giản
- 11 lời khuyên giúp loại bỏ hạch trong miệng khiến bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm
- Bất chợt thấy đắng miệng, cảnh báo cơ thể mắc các chứng bệnh sau
- 5 bài tập nâng cơ mặt xóa nếp nhăn vùng mắt, miệng và trán
Như chúng ta đã biết, có nhiều lý do gây đau răng như sâu răng, viêm tủy,... nhưng không phải tất cả những cơn đau răng đều liên quan đến vấn đề răng miệng. Một số bệnh khác cũng khiến cho cơn đau xuất hiện ở răng, dẫn tới việc nhiều người bị nhầm lẫn và tìm tới nha sĩ. Vì vậy, nếu đang bị đau răng, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và suy nghĩ tới 5 căn bệnh dưới đây nhé.
1. Gặp vấn đề về hàm
Khi mắc phải bệnh này, răng của bạn không phải lúc nào cũng đau, chỉ thỉnh thoảng có cơn đau ở hàm. Cơn đau răng có thể xuất hiện cùng với sự phát triển của chứng rối loạn khớp thái dương và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng khít hàm.
Khi mắc chứng khít hàm, bạn sẽ cảm thấy khó mở miệng hơn do sự co thắt trong các cơ mà bạn sử dụng để nhai. Điều này khiến bạn cảm thấy như răng đang bị đau, có thể gặp vấn đề về nói và nuốt.
2. Viêm xoang
Bệnh này gây ra viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang. Trong khi đó, xoang hàm trên có thể tạo ra những cơn đau và áp lực ở răng hàm trên, vì chân răng ở răng hàm trên nằm gần đáy xoang. Thỉnh thoảng, đau do viêm xoang cũng bị nhầm lẫn với những cơn đau răng. Các vấn đề về răng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang.
3. Gặp vấn đề về tim
Đau tim đôi khi có thể gây ra cơn đau ở những bộ phận khác nhau của cơ thể như vai trái, cánh tay. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện ở răng dưới và hàm thì rất có thể đây là dấu hiệu của đau thắt ngực, cảnh báo một cơn đau tim sắp xuất hiện. Vì vậy, nếu bạn có một hàm răng khỏe mạnh nhưng thỉnh thoảng lại đau ở răng dưới và hàm thì tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ tim mạch.
4. Bệnh sỏi tuyến nước bọt
Bệnh này phát triển trong ống dẫn của một trong những tuyến nước bọt. Khi hòn sỏi đạt đến kích thước giới hạn, nó sẽ làm tắc ống dẫn nước bọt, từ đó gây đau răng và tuyến nước bọt có thể sưng lên. Để chắc chắn có mắc phải bệnh này hay không, bạn cần phải chụp X-quang.
5. Bệnh phổi
Bệnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến răng và ngược lại. Những cơn đau liên quan đến răng và hàm là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Việc điều trị bệnh này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng, thậm chí các cơn đau có thể lan nhanh sang một số vùng khác như cổ và đầu.
Tuệ Nhi
Theo Tạp chí Sống khỏe