Bách khoa sức khỏe
02-01-2020 08:00:00
Tác hại khôn lường khi tập thể dục quá sớm, đột quỵ lúc nào không hay
Nhiều người thường có thói quen dậy rất sớm để tập thể dục ngay cả trong mùa đông. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá sớm cũng có những tác hại nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
- Một trong những lợi ích của tập thể dục chính là có thể giúp bạn hạnh phúc hơn cả tiền bạc
- 7 kỹ thuật massage để có được bụng phẳng hơn mà không đổ mồ hôi tại phòng tập thể dục
- Thức dậy! và bắt đầu tập thể dục giảm cân để một ngày mới tràn đầy năng lượng
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày thay đổi bạn như thế nào?
- Nguy cơ tử vong của việc LƯỜI TẬP THỂ DỤC còn cao hơn cả việc hút thuốc hay bệnh tim mạch
Chúng ta đều biết tập thể dục là một thói quen lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những sai lầm trong tập thể dục không những không có hiệu quả mà còn phản tác dụng, gây hậu quả khôn lường.
Đây cũng là lý do một số người chăm chỉ luyện tập, rèn luyện đến mấy nhưng vẫn cảm thấy trong người mệt mỏi, hoặc đau nhức cơ thể do tập quá sức. Một số trường hợp còn gây hậu quả nặng nề, khiến khổ chủ phải nhập viện cấp cứu.
Đặc biệt, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, mạch máu giảm tính đàn hồi, dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch trong khi lòng mạch bị thu hẹp, từ đó dễ gây các biến chứng tắc, đứt mạch máu não...
Đối với người già, cơ thể thích ứng chậm với thay đổi nhiệt độ đột ngột, nếu mắc kèm thêm các bệnh mạn tính như tăng huyết áp khiến thành mạch máu bị thoái hoá dày lên, sẽ ảnh hưởng tuần hoàn não, động mạch đưa máu lên dễ bị tắc nghẽn... Vì vậy, tốt nhất không nên tập thể dục khi trời còn quá sớm, đang nhiều sương.
Đồng thời, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng ban đêm, thảm thực vật hút ôxy và thải khí CO2 nên những nơi có nhiều cây, sáng sớm sẽ ngưng tụ khá nhiều khí CO2 và càng về khuya lớp nghịch nhiệt càng dâng cao, khiến không khí sáng sớm bị ô nhiễm. Buổi sáng mùa đông thường có hiện tượng trở trời, tức hoạt động đối lưu của không khí không lưu thông khiến những khí thải và khói bụi không tỏa ra được. Khí các bon trong khói và bụi trực tiếp kích thích mạnh đến niêm mạc mũi gây các chứng như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn.
Những lưu ý khi tập thể dục vào mùa đông
- Tập muộn hơn: Khi thời tiết lạnh nên thay đổi giờ tập thể dục từ 4 - 5h sáng thành khung giờ 7 - 9h. Khi tập, cần căn cứ theo sức chịu đựng, có thể vận động, tập trong nhà. Người tập nên bắt đầu khi có ánh nắng mặt trời nhằm tránh cho cơ thể bị kích thích vì nhiệt độ lạnh.
- Mặc đủ ấm khi tập thể dục ở ngoài: Nên mặc đủ ấm thành nhiều lớp để có thể cởi bỏ dần dần trong quá trình tập luyện, đội mũ để tránh gió.
- Khởi động kĩ: Cơ bắp của bạn giống như dải cao su, bạn cần phải làm nóng chúng dần dần để tránh bị thương. Bạn nên làm nóng các cơ bằng cách căng đùi, ép chân, squat,... trong nhà trước khi đi ra ngoài.
Hãy chắc chắn để cho cơ thể của bạn có thời gian chuyển từ hoạt động sang nghỉ ngơi và giãn cơ, trước sau khi tập luyện. Làm mát cơ thể sau tập luyện là rất quan trọng - đặc biệt là sau khi tập luyện thời tiết lạnh để giữ cho cơ thể của bạn không bị thương tổn.
- Uống nhiều nước: Có thể bạn sẽ cảm thấy ngại vì phải uống nhiều nước khi trời lạnh do phải đi tiểu nhanh, nhiều hơn bình thường. Nhưng đó lại càng là lý do để bắt buộc bạn phải uống nước, uống càng nhiều nước càng tốt vì chúng sẽ giúp cơ thể bạn không mất nước, da dẻ không khô nẻ. Cần đặc biệt tránh uống những loại nước có cồn khi tập thể thao, bởi chúng sẽ làm nhão cơ bắp một cách nhanh chóng.
- Chọn địa điểm tập thích hợp: Bình thường mỗi người thải ra 20 lít carbon dioxide mỗi giờ. Nếu tập thể dục trong phòng tập đóng kín, có nhiều người tập thể dục cùng lúc sẽ làm gia tăng nồng độ carbon dioxide trong không khí, cộng với mùi mồ hôi… sẽ khiến cho không khí trong phòng tập bị ô nhiễm, dễ dàng dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, làm giảm các lợi ích của việc tập thể dục.
- Chú ý các bài tập thở: Thở bằng bụng là tốt nhất trong mùa đông, bằng cách hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra từ từ, tránh há miệng vì dễ bị viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.
Ánh Dương
Theo tạp chí Sống khỏe