Bách khoa sức khỏe

25-04-2024 17:00:00

Nhận biết viêm amidan ở trẻ nhỏ qua 5 dấu hiệu sau đây

Viêm amidan là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng không phải ai cũng biết cách để nhận biết bệnh để có hướng điều trị hợp lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình trạng viêm amidan ở trẻ nhỏ thong qua 5 dấu hiệu cần lưu ý.

Theo các chuyên gia, amidan là một tổ chức lympho có vai trò miễn dịch tại chỗ, chống lại sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vị trí của amidan nằm ở ngay trong họng, gồm amidan khẩu cái, amidan vòm, amidan vòi và amidan lưỡi. Trong đó amidan khẩu cái có kích thước lớn, nằm ngay hai bên thành họng nên thường bị tấn công, hầu hết mọi người bị viêm amidan cũng là viêm tại amidan này.

Mặc dù có vai trò miễn dịch nhưng nếu số lượng vi khuẩn, virus quá nhiều hoặc miễn dịch cơ thể yếu, amidan không thể chống lại được cũng trở thành cơ quan bị tấn công và viêm nhiễm. Khi đó, các ổ viêm sẽ phát triển tại amidan và gây viêm vùng họng, lan dần sang các cơ quan bên cạnh.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch của trẻ yếu, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém. Hoạt động miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ từ 4 - 10 tuổi, sau đó khả năng miễn dịch yếu dần là lúc amidan dễ bị viêm nhiễm nếu tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây bệnh.

Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm viêm amidan mạn tính, viêm amidan nhiễm trùng, hoặc thậm chí là viêm amidan ác tính. Trong trường hợp nặng, viêm amidan cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn của trẻ (Ảnh: Internet)
Viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm viêm amidan mạn tính, viêm amidan nhiễm trùng, hoặc thậm chí là viêm amidan ác tính. Trong trường hợp nặng, viêm amidan cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn của trẻ (Ảnh: Internet)

5 dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm amidan ở trẻ

1. Amidan bị sưng tấy

Triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ mà bố mẹ rất dễ nhận biết chính là việc amidan xuất hiện tình trạng sưng, tấy đỏ. Tại amidan có thể kèm theo một lớp màu trắng hoặc vàng nhạt bên trên. Trẻ có thể bị sưng tấy một hoặc cả hai amidan.

Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách sử dụng đèn pin nhỏ cùng dụng cụ để ấn lưỡi của trẻ xuống, sau đó chiếu vào vùng họng để quan sát.

2. Ho liên tục

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp bảo vệ đường thở của chúng ta trước các tác nhân gây bệnh. Hiện tượng ho thường phổ biến ở nhóm trẻ em hơn, không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, không nên chủ quan nếu thấy trẻ ho kéo dài, vì đó là dấu hiệu của viêm amidan.

Viêm amidan không chỉ ảnh hưởng đến amidan mà còn ảnh hưởng đến các vùng niêm mạc họng xung quanh. Từ đó sẽ khiến trẻ cảm giác ngứa, khó chịu ở cổ họng dẫn đến ho, có đờm, khàn giọng.

Khi bị viêm amidan, trẻ thường ho nhiều với các cơn ho ngắn hoặc kéo dài liên tục (Ảnh: Internet)
Khi bị viêm amidan, trẻ thường ho nhiều với các cơn ho ngắn hoặc kéo dài liên tục (Ảnh: Internet)

3. Đau rát họng

Đau rát tại họng cũng là triệu chứng amidan ở trẻ khi gặp phải bệnh lý này. Khi amidan sưng to sẽ dễ chà xát với thành họng hơn, đặc biệt là khi nuốt thức ăn. Các cơn ho cũng khiến cổ họng trẻ đau rát hơn bình thường.

Các cơn đau khiến trẻ thường bỏ ăn, bỏ bú, mất ngủ,... Nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ (Ảnh: Internet)
Các cơn đau khiến trẻ thường bỏ ăn, bỏ bú, mất ngủ,... Nếu không được khắc phục kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ (Ảnh: Internet)

4. Sốt

Một trong những triệu chứng viêm amidan ở trẻ điển hình nhất chính là tình trạng sốt toàn thân. Tùy theo tình trạng bệnh lý, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ. Khi viêm họng được điều trị đúng cách, trẻ có thể hết sốt sau khoảng 3 - 4 ngày. Trái lại, khi triệu chứng sốt bị tái phát và lặp lại liên tục, trẻ nhỏ có nguy cơ bị viêm họng mạn tính cao hơn.

5. Hơi thở của trẻ có mùi hôi

Mặc dù trẻ đánh răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi rõ rệt thì có thể do viêm amidan. Dịch mủ cùng với sự tích tụ của vi khuẩn, chất thải của chúng là nguyên nhân tạo ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng và cũng gây độc cho amidan.

Là đối tượng rất nhạy cảm nên việc điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ là khó khăn và cần cẩn thận hơn. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng viêm amidan ở trẻ, tốt nhất bố mẹ nên đứa bé tới thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế. Lúc này, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các hướng điều trị bệnh lý phù hợp và an toàn nhất dành cho trẻ.

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ketoan thue