Bách khoa sức khỏe

06-12-2019 15:00:00

Nghiên cứu từ ĐH Texas và Michigan (Mỹ): Dạy con bằng đòn roi dễ khiến trẻ mắc bệnh tâm thần

Nhiều bậc phụ huynh thường dạy con bằng đòn roi nhưng khoa học đã chứng minh được rằng, dạy con theo phương pháp này không những không tốt cho con mà còn khiến trẻ đứng trước nguy cơ mắc bệnh tâm thần.

Theo báo cáo năm 2014 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), có khoảng 80% phụ huynh trên thế giới thừa nhận dạy con bằng đòn roi. Thế nhưng, theo nghiên cứu từ Đại học Texas và Michigan (Mỹ) công bố trên Tạp chí Tâm lý học Gia đình, phương pháp này sẽ làm tăng các nguy cơ mắc các vấn đề tâm thần ở trẻ.

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu 160.000 trẻ trong suốt 50 năm. Cụ thể, khi trẻ bị đánh nhiều, đòn roi dường như không có tác dụng gì, vì trẻ sẽ “chứng nào tật nấy” sau khi bị đánh khoảng 10 phút. Ngoài ra, cách dạy con này sẽ khiến trẻ bị gây hấn, hoặc có cảm giác lo âu, trầm cảm và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm thần khác.

Nghien cuu tu DH Texas va Michigan (My): Day con bang don roi de khien tre mac benh tam than

Giáo sư Elizabeth Gershoff chuyên nghiên cứu về phát triển con người và khoa học gia đình tại Đại học Texas cho biết: “Chúng tôi phát hiện đòn roi chẳng giúp gì mấy trong việc thiết lập kỷ luật cho trẻ nhưng sẽ dấn đến những hệ quả ngoài ý muốn”.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia ở New York, cho thấy trẻ em 5 tuổi bị cha mẹ đánh nhiều có khả năng lì lợm hơn, phá vỡ các quy tắc khi học tiểu học.

Ngoài việc đánh đập con cái, cha mẹ cũng có thể khiến tâm lý con trở nên bất ổn, bị sai lệch tính cách nếu mắc phải những lỗi dưới đây:

Không thường xuyên ôm hôn con cái

Nghien cuu tu DH Texas va Michigan (My): Day con bang don roi de khien tre mac benh tam than

Trẻ em khát khao được yêu thương, ôm ấp và quan tâm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một cái ôm của cha mẹ không chỉ mang lại cảm giác an toàn tuyệt đối cho trẻ, giúp cha mẹ gần gũi với con hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như giúp con xây dựng cá tính mạnh mẽ, tăng cường hệ thống miễn dịch và mang lại sự cân bằng vững chắc cho hệ thần kinh.

Thường xuyên quát mắng con

Quát mắng cũng giống như việc đánh đập, sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Việc quát mắng xảy ra thường xuyên sẽ không làm con bạn nghe lời hơn mà đôi khi còn phản tác dụng, khiến trẻ lì lợm hơn.

Nói dai dẳng

Nghien cuu tu DH Texas va Michigan (My): Day con bang don roi de khien tre mac benh tam than

Nếu dạy con bằng cách nhắc đi nhắc lại một vấn đề, trẻ sẽ trở thành người không có trách nhiệm với hành động của bản thân. Nguyên nhân là do trẻ biết rằng chúng sẽ không cần phải nhớ những gì phải làm ngày hôm nay, vì cha mẹ sẽ cằn nhằn quá nhiều lần, từ đó chúng sẽ không đặt bất kỳ nỗ lực nào vào việc sửa lỗi sai và hành xử có trách nhiệm hơn. Cách tốt nhất là khi con phạm sai lầm, cha mẹ nên chỉ nói một lần kèm theo hình phạt bất kì và áp dụng hình phạt đó khi nào trẻ quên nghe theo lời mẹ.

Dọa con

Nếu thường xuyên dọa trẻ nhưng không thực hiện lời dọa ấy, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được cha mẹ đang không thực sự nghiêm túc. Lâu dần, trẻ sẽ càng ngày càng lì lợm, không nghe lời. Chưa kể, việc dọa nạt ban đầu có thể khiến trẻ lo lắng, sợ hãi.

Làm con xấu hổ

Nghien cuu tu DH Texas va Michigan (My): Day con bang don roi de khien tre mac benh tam than

Nếu so sánh con với bạn bè cùng trang lứa hoặc làm con xấu hổ trước mặt người khác, trẻ có thể càng tức giận và tiếp tục phạm lỗi hơn. Ngoài ra, cách này có thể khiến con thu mình lại, trở nên tự ti với bản thân, ngại giao tiếp với người khác hay trầm cảm, không có ý chí vươn lên.

Không lắng nghe ý kiến của con

Không ít cha mẹ thường phạt con ngay khi có ai đó nói về lỗi lầm của con mà không để chúng có cơ hội giải thích hoặc áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ. Việc này kéo dài sẽ khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ, thậm chí mất định hướng cuộc đời vì cho rằng tất cả mọi việc đã được cha mẹ an bài.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

cong ty kiem toan