Bách khoa sức khỏe

04-05-2021 17:00:00

Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy nóng hơn mức bình thường, coi chừng những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Nếu thường xuyên cảm thấy nóng hơn bình thường, và nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cảm thấy nóng hơn mức trung bình không phải lúc nào cũng có nghĩa là có điều gì đó kỳ lạ xảy ra. Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Đôi khi những gì một số người coi là cơ thể nóng hơn chỉ là bình thường đối với những người khác.

Nhưng nếu cảm giác nóng là một triệu chứng mới và nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn luôn cảm thấy nóng.

1. Các vấn đề về tuyến giáp

Nếu thường xuyên cảm thấy nóng như một cái lò, bạn có thể bị cường giáp, một tình trạng mà cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm nóng quá mức, không thể chịu được nhiệt độ ấm và tăng tiết mồ hôi.

Neu co the thuong xuyen cam thay nong hon muc binh thuong, coi chung nhung van de suc khoe tiem an

Nếu cảm giác nóng là một triệu chứng mới và nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn - (Ảnh: Livestrong).

Lý do chính xác cho việc tại sao dư thừa hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó có thể liên quan đến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cao hơn hoặc sự gia tăng hormone catecholamine, gây giãn mạch.

2. Căng thẳng

Đôi khi căng thẳng là nguồn gốc khiến bạn cảm thấy luôn nóng. Khi bạn gặp phải tác nhân gây căng thẳng, cơ thể bạn chuyển sang chế độ "chiến đấu hoặc bỏ chạy" và tuyến thượng thận tiết ra catecholamine.

Catecholamine, giúp chuẩn bị cho cơ thể khi chiến đấu hoặc bỏ chạy khỏi tình huống khẩn cấp. Nó không chỉ giúp tăng cường sự tỉnh táo về tinh thần và sức mạnh cơ bắp mà còn làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở, dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng hơn.

3. Thời kỳ rụng trứng ở phụ nữ

Trong thời gian rụng trứng, có sự gia tăng hormone progesterone, dẫn đến cơ thể luôn nóng. Mặc dù mức độ gia tăng về thân nhiệt là không đáng kể, nhưng nó vẫn đủ để tạo ra sự khác biệt trong mức độ thoải mái của bạn.

4. Phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh

Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm xảy ra trước và trong thời kỳ mãn kinh do nồng độ hormone thay đổi, bao gồm estrogen và progesterone, ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhiệt độ của cơ thể.

Estrogen có xu hướng làm tăng nhiệt độ chủ yếu bằng cách làm giãn mạch khiến lưu lượng máu đến da và các cơ quan khác nhiều hơn trong khi progesterone làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Chính sự mất cân bằng giữa các hormone này dẫn đến các cơn bốc hỏa khiến phụ nữ luôn cảm thấy nóng.

5. Uống quá nhiều cà phê

Các chuyên gia cho biết, caffeine cũng là thủ phạm khiến bạn luôn cảm thấy nóng. Điều này là bởi caffein kích thích giải phóng catecholamine làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở, tất cả đều khiến cơ thể nóng lên.

Neu co the thuong xuyen cam thay nong hon muc binh thuong, coi chung nhung van de suc khoe tiem an

Uống nhiều cà phê cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng hơn - (Ảnh: Freepik).

6. Mang thai

Hóa ra ốm nghén không phải là tác dụng phụ khó chịu duy nhất của thai kỳ, cảm giác nóng nực cũng là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này. Đối với những người mới bắt đầu, estrogen ở mức cao nhất khi mang thai. Khii estrogen được tiết ra, nó sẽ mở rộng các mạch máu và tạo ra nhiều lưu lượng máu đến da hơn, điều này sẽ khiến bạn luôn cảm thấy nóng.

7. Sử dụng một số loại thuốc

Nhiều loại thuốc cũng khiến bạn luôn cảm thấy nóng, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc chống loạn thần và thuốc lợi tiểu. Đó là bởi vì thuốc có thể can thiệp vào quá trình điều nhiệt bình thường của cơ thể khiến cơ thể nóng lên.

Thời tiết nóng nực trong mùa hè sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong người, tuy nhiên, hãy đánh giá cẩn thận các yếu tố nếu bạn luôn cảm thấy nóng để có các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan