Bách khoa sức khỏe
07-06-2019 15:00:00
Một chiếc khăn ấm giải quyết 7 bệnh thường gặp
Trong Đông y có một câu nói “ấm thì sẽ thông, thông sẽ hết đau”, do đó dùng khăn ấm chườm lên một số chỗ trên cơ thể sẽ mang lại nhiều lơi ích cho sức khỏe.
- Đau đầu gối khi leo cầu thang: dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm khớp
- Sự thật về đau đầu có thể bạn chưa biết
- Tại sao đói bụng lại gây đau đầu?
- Thức uống giúp giảm đau đầu nhanh chóng
- 10 lí do "không tưởng" khiến bạn đau đầu
- Đối phó với thoát vị đĩa đệm bằng chườm nóng
Khi chườm ấm thì nên chọn khăn sạch, ngâm với nước ấm khoảng 40-50 độ, sau đó vắt khô và chườm lên chỗ đau. Tốt nhất là nên sử dụng khăn xô mềm và sau mỗi 5 phút thì thay khăn nóng một lần. Mỗi lần chườm từ 15 đến 20 phút, mỗi ngày khoản 3-4 lần.
1. Giảm tình trạng nhức đầu
Khi gặp tình trạng đau đầu, bạn có thể sử dụng khăn ấm chườm phía sau gáy của mình. Việc này giúp kích thích các huyệt vị sau gáy, từ đó giúp cải thiện tình trạng nhức đầu, thậm chí còn giúp nâng cao năng lực tư duy và phản ứng của đại não.
Mỗi lần chườm ấm sau gáy, bạn nên để trong vòng 2, 3 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Ảnh minh họa |
2. Giúp mắt hết mệt mỏi
Dùng khăn ấm chườm lên mắt không chỉ giúp thúc đẩy lưu thông máu quanh mắt, giảm nhức mỏi mắt mà nó còn giúp giảm các triệu chứng khô mắt và giúp mắt được sáng khỏe hơn.
Ngoài ra, khăn ấm nếu được chườm lên khu vực tai cũng sẽ cải thiện tuần hoàn máu ở tai, giúp tai bạn luôn khỏe mạnh và ngừa được các bệnh liên quan đến tai như nghe không rõ.
Tuy nhiên, những ai bị đau mắt đó thì không nên chườm ấm
3. Đánh tan vết bầm tím
Nếu bạn bị những vết bầm tím do chấn thương hay va quẹt thì bãn có sử dụng khăn nóng để đắp lên. Cách làm này vô cùng hiệu quả và sau 2-3 ngày các vết bầm tím sẽ biến mất.
Tuy nhiên, đối với những vết bầm hay vết thương có chảy máu hoặc phù nề thì bạn không nên chườm nóng lên vết thương. Như thế vết thường sẽ lở loét và gây đau nhức. Do đó, bạn hãy đợi đến khi hết chảy máu và sưng tấy (khoảng 48 giờ) thì bạn có thể dùng khăn ấm chườm để cải thiện tình trạng.
4. Giảm bớt bệnh đau lưng
Khi bị nhức ở thắt lưng, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc này có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng đau nhức. Nhưng nếu bệnh nghiêm trọng thì tốt nhất là bạn nên nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ.
5. Phòng ngừa các bệnh về đốt sống cổ
Khi gặp các triệu chứng như cứng cổ, đau nhức ở cổ thì bạn có thể dùng khăn ấm để cải thiện tình trạnh này, nó có thể giúp thúc đẩy sự tuần hoàn, làm giãn và thả lỏng các cơ bị co rút, phòng ngừa bệnh về đốt sống cổ, viêm cột sống.
Ảnh minh họa |
6. Giảm đau nhức cơ bắp
Nếu các cơ bắp thịt của bạn có dấu hiệu cơ cứng thì việc đắp khăn ấm trở nên là vô cùng cần thiết vì chườm ấm có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, từ đó các phần cơ giãn ra và tình trạng cơ cúng sẽ được cải thiện.
7. Giảm tình trạng đau bụng
Khi bị đau bụng kinh hoặc đau bụng do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng khăn ấm để chườm. Việc chườm ấm có thể giúp giảm đau, hết ứ tắc và lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, những trường hợp đau bụng cấp tính chưa kịp chuẩn đoán thì không nên chườm khăn ấm.
Bình Nguyên
Theo tạp chí Sống Khỏe