Bách khoa sức khỏe
08-07-2021 00:00:00
Hôn nhân là liều thuốc tinh thần giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn
Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, sự hỗ trợ của người bạn đời chính là liều thuốc tinh thần giúp cải thiện sức khỏe và tăng tuổi thọ đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thu.
- Làm gì khi phát hiện nhiễm khuẩn HP gây ung thư dạ dày
- Lưu ý khi điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em nhiễm khuẩn Hp
- Một tách cà phê buổi sáng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan
- 8 dấu hiệu của bệnh gan cho thấy bạn cần đi khám càng sớm càng tốt
- Thường xuyên ăn 3 loại thực phẩm này sớm muộn ung thư gan sẽ gõ cửa
Hôn nhân giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã xem xét tỉ mỉ hồ sơ bệnh án của 785.167 bệnh nhân ung thư ở California, trong đó có đến 386.607 người đã qua đời. Và kết quả cho thấy, tỷ lệ nam giới độc thân tử vong trong thời gian nghiên cứu nhiều hơn 27% so với những nam giới đã kết hôn bị ung thư. Riêng với phụ nữ, so với những phụ nữ đã kết hôn, những người độc thân dễ tử vong hơn 19%.
Hôn nhân giúp bệnh nhân ung thư sống lâu hơn - (Ảnh: stock.adobe) |
Một cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy, nam giới độc thân được chẩn đoán bị ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn 22% và phụ nữ độc thân được chẩn đoán ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn 15% so với những người đã kết hôn. Từ đó có thể thấy, sự hỗ trợ về mặt tinh thần, sự yêu thương và chăm sóc chu đáo từ người bạn đời sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh ung thư giảm stress, suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn, từ đó góp phần bệnh ung thư cải thiện.
Điều này không có nghĩa những người độc thân phải “cam chịu số phận”. Nếu chưa kết hôn, bạn vẫn có thể chia sẻ, tâm sự với những người “đặc biệt” trong cuộc sống như bố mẹ, bạn thân, đồng nghiệp… để giải tỏa lo lắng, tìm sự giúp đỡ vật chất và tinh thần và chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
3 loại ung thư nguy hiểm, nếu vợ hoặc chồng mắc người còn lại cần nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe!
Mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa vợ chồng giúp hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống, nhưng trong nhiều trường hợp họ có thể cùng mắc chung một loại ung thư, tình trạng này được gọi chung là “Ung thư hôn nhân”.
Khái niệm "ung thư gia đình" có nghĩa là, một người bị ung thư, các thành viên khác trong gia đình có thể mắc loại ung thư tương tự. Tất nhiên ung thư hoàn toàn không thể lây lan qua những cử chỉ tiếp xúc thân mật giữa những người thân trong gia đình.
Nguyên nhân chính dẫn đến "ung thư hôn nhân" chính là việc họ đã sống cùng nhau, vì thế thường có cùng thói quen sống, bao gồm chế độ ăn uống và ngủ nghỉ… Những yếu tố này chính là nguyên nhân khiến họ cùng mắc một loại ung thư giống nhau. Bên cạnh đó, một số loại virus gây ung thư như Helicobacter Pylori, virus viêm gan B, virus HPV... hoàn toàn có thể lây nhiễm trong quá trình chung sống. Có thể kể đến 3 loại "ung thư hôn nhân" phổ biến nhất
- Ung thư dạ dày: Khi vợ hoặc chồng mắc ung thư dạ dày thì người kia tốt nhất nên đi khám bệnh, vì nguyên nhân gây nên bệnh này chủ yếu là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP). Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm thông qua thói quen như ăn uống chung bát đũa, chấm chung bát nước chấm…
Ung thư dạ dày là một trong 3 loại "ung thư hôn nhân" phổ biến nhất - (Ảnh: dailymotion) |
- Ung thư phổi: Nếu trong gia đình có một người hút thuốc thì các thành viên khác trong gia đình sẽ gặp phải tình trạng hút thuốc lá thụ động. Điều này làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho cả gia đình
- Ung thư gan: Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng Ung thư gan chính là virus viêm gan B và C. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc dùng chung đồ cá nhân có chứa máu như dao cạo và bàn chải đánh răng là một trong những nguồn lây truyền virus này.
Trên thực tế, "ung thư hôn nhân" không có nghĩa là khi chồng bị ung thư thì vợ chắc chắn sẽ mắc phải, và ngược lại. Khái niệm này chỉ đơn thuần là một lời nhắc nhở: Khi trong nhà có người mắc bệnh, bản thân bạn cần phải đi khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ để loại trừ nguy cơ, đồng thời nhanh chóng thay đổi những thói quen xấu.
Ngọc Duyên
Theo Người đưa tin