Bách khoa sức khỏe

03-03-2021 17:00:00

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh- thói quen tưởng không hại nhưng lại hại không tưởng

Cho dù là “fan cứng” của điện thoại đến mức nào đi nữa, thì thời điểm đi vệ sinh bạn nên hạn chế sử dụng nó. Vì hành động dùng điện thoại khi đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nguy cơ mắc bệnh trĩ và khiến máu khó lưu thông lên não. Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

1. Dùng điện thoại khi đi vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩnTrên thực tế, nghiên cứu đã cho thấy, điện thoại bẩn hơn bồn cầu đến 17 lần với hàng tỷ vi khuẩn trong đó có các vi khuẩn như: E Coli, Salmonella, C. difficile… gây nôn mửa, tiêu chảy ra máu, nhiễm trùng máu, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não mủ, viêm phổi…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các loại vi khuẩn này sẽ được tăng lên cấp số nhân khi bạn mang chiếc điện thoại của mình vào nhà vệ sinh.Hơn thế nữa, khi bạn xả nước bồn cầu, các vi khuẩn trong bồn cầu sẽ có cơ hội phát tán và bám lên chiếc điện thoại của bạn. Và vì ít được vệ sinh sạch sẽ như tay hoặc quần áo, ngày qua ngày chiếc điện thoại của bạn sẽ bị vi khuẩn tích tụ và từ đó xâm nhập vào cơ thể khiến bạn mắc các loại bệnh kể trên mà không rõ nguyên nhân.

Dung dien thoai khi di ve sinh- thoi quen tuong khong hai nhung lai hai khong tuong

Các vi khuẩn trong nhà vệ sinh sẽ bám vào điện thoại kết hợp với các vi khuẩn có sẵn trên đó tạo thành một ổ vi khuẩn có thể khiến bạn mắc bệnh không rõ nguyên nhân.

2. Tăng nguy cơ mắc táo bón hoặc bệnh trĩNghiên cứu cho thấy, những người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại sẽ có thời gian ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn bình thường. Bởi vì, họ luôn bị cuốn vào những công việc hoặc những bản tin hấp dẫn hiển thị trên điện thoại. Từ đó, xao nhãng nhiệm vụ “chính” dẫn đến nguy cơ bị táo bón hoặc làm trầm trọng hơn chứng này. Hơn thế nữa, với tư thế ngồi vệ sinh trong thời gian dài, hậu môn bị thiếu đi bệ đỡ, trở nên bị căng quá mức dẫn đến các triệu chứng như đau, sưng hoặc chảy máu, và việc đối mặt với bệnh trĩ là hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Làm máu khó lưu thông lên nãoViệc dùng điện thoại trong lúc đi vệ sinh và việc máu khó lưu thông lên não nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế chúng hoàn toàn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, điện thoại sẽ làm bạn chú tâm và ngồi rất lâu trên bồn cầu, có khi hàng giờ. Điều này có thể gây cản trở máu lưu thông, không thể di chuyển tới não từ đó có thể dẫn đến hiện tượng xây xẩm chóng mặt khi bạn đứng dậy. Nếu hành động này lập đi lập lại nhiều lần, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ suy giảm trí tuệ, thoái hóa não.

Dung dien thoai khi di ve sinh- thoi quen tuong khong hai nhung lai hai khong tuong

Ngồi lâu trong nhà vệ sinh với chiếc điện thoại còn khiến bạn dễ bị xây xẩm, chóng mặt.

4. Nguy cơ thoái hóa đốt sống cổViệc sử dụng điện thoại trong tư thế ngồi đi vệ sinh, đầu bạn (có trọng lượng trung bình từ 4,5 đến 5,5kg) có xu hướng đổ về phía trước, khiến vùng đốt sống cổ chịu rất nhiều áp lực. Nếu thường xuyên tiếp diễn, ngày qua ngày đốt sống cổ có thể bị cong và bị thoái hóa.

Dung dien thoai khi di ve sinh- thoi quen tuong khong hai nhung lai hai khong tuong

Nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ khi vừa đi vệ sinh vừa xem điện thoại.

5. Nguy cơ thoái hóa khớp gốiTrên thực tế, thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh khiến đầu gối bị cong và khớp gối chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng của cơ thể. Nếu trên tay bạn cầm một chiếc điện thoại thì áp lực này sẽ càng tăng cao. Hậu quả tức thời có thể nhìn thấy là khi đứng lên, bạn sẽ có cảm giác loạng choạng, đau đầu gối và chân không vững. Lâu dần, bạn sẽ có nguy cơ bị mắc thoái hóa khớp gối.

6. Suy giảm thị lựcNhà vệ sinh là nơi có ánh sáng không ổn định, cộng thêm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại khiến mắt bạn phải tăng điều tiết, lâu ngày có thể làm suy giảm thị lực. Với những người vốn đã bị cận thị, thói quen dùng điện thoại khi đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực hơn.

Bạn thấy đấy, việc dùng điện thoại khi đi vệ sinh có vẻ là một hành động tưởng không hại nhưng lại hại không tưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu đang có thói quen này, hãy dừng lại ngay đi nhé, nếu không muốn rước bệnh vô người về sau.

My Lê

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan