Bách khoa sức khỏe
18-09-2019 08:00:00
Đắp mặt nạ mãi không đẹp, đây là các nguyên nhân mà các chị em thường mắc phải
Việc sai quy cách hoặc dùng các chế phẩm đắp mặt nạ không phù hợp với làn da chúng ta sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường như da bị dị ứng, nổi mụn hoặc không hấp thụ được hết các dưỡng chất cần thiết từ mặt nạ.
- Đẹp da, mượt tóc, trị mụn... nhờ bia
- Bật mí công dụng làm đẹp từ Tổ yến
- Uống cà phê da xấu- nhưng bã cà phê lại giúp đẹp da rạng ngời
- Da đẹp nhờ nước quất và massage
- Khỏe, đẹp với vitamin E
Sử dụng một loại mặt nạ
Tâm trạng, thời tiết và nhiều yếu tố chủ quan khác là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của da. Do đó, các chuyên gia thường khuyên bạn thay đổi sản phẩm dưỡng da theo mùa. Khi sử dụng mặt nạ, bạn cũng nên lưu ý điều này. Tình trạng da sẽ thay đổi rất thường xuyên. sẽ không có một loại mặt nạ nào mãi mãi phù hợp với da của bạn.
Ngoài ra, các vùng da trên mặt cũng sẽ có tình trạng khác nhau. Chẳng hạn, đối với các bạn có làn da hỗn hợp, vùng chữ T sẽ nhiều dầu hơn các vùng da còn lại. Lời khuyên cho bạn là hãy áp dụng phương pháp Multi Masking và sử dụng xen kẽ các loại .mặt nạ
Không rửa tay
Dù mặt sử dụng mặt nạ đất sét hay mặt nạ giấy thì cũng đừng quên rửa tay trước. Nếu bạn không làm sạch tay trước, vi khuẩn từ tay có thể len lỏi bám vào da của bạn. Trong khi đó, mặt nạ sẽ ở trên da ít nhất là 10 phút tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, da sẽ tuột dốc không phanh chỉ vì thói quen không rửa tay của bạn. Bạn nên sử dụng những loại cọ chuyên dụng để tán mặt nạ khi dùng mặt nạ rửa. Không chỉ hạn chế vi khuẩn mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng lớn mặt nạ.
Đắp mặt nạ hàng ngày
Mặt nạ trắng da trị mụn là một sản phẩm tốt. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cứ sử dụng “tẹt ga” hằng ngày đâu. Khác hẳn với kem dưỡng da, mặt nạ có chu kỳ sử dụng nhất định để phát huy tối đa công dụng của chúng. Việc đắp mặt nạ quá nhiều sẽ khiến da bị mất đi lớp dầu tự nhiên khi chưa kịp sản sinh lớp dầu mới. Chính lớp dầu này lại là thứ bảo vệ da của bạn khỏi tác hại của môi trường như khói, bụi, nắng.
Để phát huy tối đa công dụng của chúng, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên đắp mặt nạ tối đa 2 đến 3 lần mỗi tuần. Đây là lúc lớp dầu nhờn trên da quá nhiều, cần lấy bớt đi để thay thế bằng lớp dầu mới.
Đắp mặt nạ quá lâu
Ngoại trừ các loại mặt nạ sử dụng qua đêm, hầu hết số còn lại đều chỉ phát huy tối đa tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Nếu đắp quá lâu khi mặt nạ đã hết dưỡng chất, chúng sẽ chuyển sang trạng thái “hút”. Trạng thái này sẽ hút hết độ ẩm và dưỡng chất trên da của bạn, khiến da chẳng còn gì. Vì thế, lưu ý chỉ sử dụng mặt nạ trắng da trị mụn tối đa 15-20 phút, tránh dùng quá lâu, nhất là mặt nạ giấy.
Không rửa mặt sau khi đắp
Tùy loại mặt nạ mà lượng dưỡng chất được cung cấp khác nhau. Có những loại cung cấp đủ dưỡng chất cho da, số khác thì “phóng khoáng” hơn. Và số “phóng khoáng” này là số mà bạn cần phải rửa mặt sau khi đắp mặt nạ.
Các dưỡng chất sau khi hấp thụ còn dư thừa sẽ chẳng thể dùng được nữa. Lúc này da ở trạng thái bão hòa, đầy đủ dưỡng chất nên sẽ không hấp thụ thêm. Và vô tình, số dưỡng chất này là nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn sinh sôi trên da. Để tránh được điều này, tốt nhất bạn nên rửa mặt lại sau khi đắp mặt nạ 15-20 phút.
Lựa chọn mặt nạ không phù hợp với loại da
Da được chia ra làm nhiều loại như: Da dầu, da khô, da hỗn hợp,… mỗi loại đều có đặc trưng riêng. Chưa kể, tùy thuộc vào tình trạng da: da mụn, da bị nám, da đang kích ứng,…, bạn lại cần có những lưu ý khác nhau trong việc lựa chọn mặt nạ dưỡng da sao cho phù hợp.
Nếu bạn sở hữu một làn da nhờn thì nên tránh xa các loại mặt nạ có dầu hạnh nhân. Tuy nhiên, loại dầu này lại là dưỡng chất hoàn hảo cho các bạn da khô. Mặt nạ bùn khoáng khá phù hợp với da dầu do có khả năng kiểm soát bã nhờn và se khít lỗ chân lông nhưng lại không mấy thân thiết với da khô hay da kích ứng do khi chúng khô đi sẽ dễ hút hết lượng ẩm ít ỏi trên bề mặt da.
Không chú ý thời gian đắp mặt nạ sao cho phù hợp
Khi các bạn đắp mặt nạ giấy: Thông thường chỉ nên từ 15-20 phút là hợp lý. Nếu bỏ mặt nạ sớm quá thì sẽ bỏ phí dưỡng chất trong mặt nạ mà da chưa được hấp thụ hết, bỏ muộn hơn thì thực tế là mặt nạ lại hút ẩm ngược lại từ da, phản tác dụng.
Khi các bạn đắp mặt nạ bùn, mặt nạ đất sét hay thiên nhiên: Thời gian đắp lại phụ thuộc rất lớn vào việc nhanh khô hay không của lớp mặt nạ. Khi nào mặt nạ bắt đầu khô là lúc các bạn phải gỡ bỏ mặt nạ rồi, để thêm chút là sẽ khiến da bị hút ẩm ngược lại như trên. Thông thường với mặt nạ bùn, đất sét thì có thể chỉ khoảng 3-4 phút là mặt nạ khô nứt nẻ rồi, cần phải được loại bỏ khỏi mặt ngay.
Chỉ đắp mặt nạ tự chế
Vẫn biết các loại mặt nạ tự chế vừa an toàn vừa kinh tế, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ các loại mặt nạ này không hề cao. Khi vừa đắp xong có thể bạn thấy da căng mịn, láng trắng. Nhưng đến ngày hôm sau da bạn lại vẫn như cũ, chả có cải thiện nào rõ rệt.
Đắp mặt nạ thưa và mỏng
Đôi khi các loại mặt nạ tự nhiên từ trái cây tươi, nhiều bạn rất tiết kiệm nên thường thái lát rất mỏng và đắp không rải kín hết bề mặt da. Điều này khiến da được chăm sóc không đều. Các dưỡng chất chưa kịp thấm vào da sẽ bị khô đi.
Đắp mặt nạ dày hơn sẽ khiến nhiệt độ da tăng lên thúc đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu, làm cho thành phần dinh dưỡng thẩm thấu và khuếch tán tốt hơn so với việc đắp thưa. Nhiệt độ trên bề mặt da tăng khiến các lỗ chân lông nở to ra để đẩy các chất cặn bã ra ngoài giúp da giảm mụn. Vitamin và protein trên bề mặt da sẽ "ngấm" sâu vào lớp biểu bì da giúp da trơn mịn, căng bóng.
Thanh Thanh
Theo tạp chí Sống khỏe