Bách khoa sức khỏe
19-10-2018 11:00:00
CỐM dẻo thơm – món ngon bổ dưỡng vào mùa thu
Cốm từ lâu đã trở thành một món ăn truyền thống mang đậm hương vị làng quê Việt Nam. Không chỉ dẻo thơm, món cốm xanh còn có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh hiệu quả.
- Chỉ cần ăn những thực phẩm sau bạn sẽ hết cảm giác âu lo, tiêu cực
- Chỉ cần bổ sung những thực phẩm sau, không ai tin được bạn đã U40
- 10 loại thực phẩm giàu collagen có thể làm chậm lão hóa da
- Thực phẩm gây tổn thương não cần phải tránh
- Thực phẩm nên ăn sau khi chạy bộ bạn cần biết
- Liệt kê những thực phẩm vàng giúp cho làn da đẹp hơn
Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp hoặc gạo lứt, làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, món ăn truyền thống mang đậm hương vị phương Bắc, nổi tiếng phải nhắc đến Cốm Làng Vòng Hà Nội.
5 công dụng của cốm nếp xanh sẽ khiến bạn muốn thưởng thức món ăn này ngay tức thì:
Ăn cốm da căng mịn, sáng khỏe
Chất béo và lipid từ cốm giúp làm đẹp da, giúp da luôn căng bóng, tránh mất nước, khô da…
Xương chắc khỏe nhờ ăn cốm
Cốm có chứa hàm lượng canxi dồi dào, giúp chắc khỏe xương, kích thích phát triển chiều cao cho trẻ nhỏ.
Cốm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa
Cốm giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy bụng, táo bón, ngừa bệnh đường ruột (nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ khiến bạn bị nóng trong) .
Cốm cho người bệnh tim mạch, huyết áp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cốm có chứa chất xơ, protein, vitamin... giúp bạn phòng cao huyết áp và bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm mỡ máu,...
Đồng thời, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch vành, giảm áp lực lên tim giúp tim luôn khỏe mạnh.
Cốm gạo lứt giảm cân hiệu quả
Cốm gạo lứt chứa nhiều chất xơ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giúp bạn có cảm giác no lâu và không thèm ăn. Nên ăn cốm vào buổi sáng hoặc bữa trưa thay cho những đồ ăn nhiều calo nếu bạn muốn giảm cân.
Cách chọn cốm ngon
Khi mua cốm, bạn cũng cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ, để tránh mua phải cốm nhuộm phẩm màu, hay có đường hóa học, không tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung về lâu dài.
Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.
Thu Hương
Theo tạp chí Sống Khỏe