Bách khoa sức khỏe
28-05-2020 00:00:00
Cảnh báo ngày hè: 5 nguy cơ cần đặc biệt lưu ý khi nhiệt độ trong nhà quá cao
Người ta đã chứng minh được rằng, trong mọi trường hợp, nhiệt độ trong nhà tăng lên đã làm tăng số lượng các ca khám và điều trị ở những người bị khó thở, đồng thời tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người mắc bệnh cũng tăng lên.
- Say nắng là gì? Xử lý say nắng tức thời để tránh gây hậu quả đáng tiếc
- 7 cách đơn giản giúp phục hồi hiệu quả làn da bị cháy nắng
- Vừa đi nắng về, tuyệt đối không được làm ngay những điều dưới đây
- 5 thói quen cần bỏ ngay để tránh xa tai biến, đột quỵ ngày nắng nóng
- Thói quen trùm kín khi ra đường vào ngày nắng nóng có thể gây loãng xương
Trái đất ngày càng nóng lên và mỗi mùa hè qua đi lại khiến chúng ta đặt câu hỏi, liệu có phải nhiệt độ vào mùa hè mỗi năm lại càng cao hơn không?
Theo thống kê, nhiệt độ cao trong mùa hè thực sự giết chết nhiều người Mỹ mỗi năm hơn bất kỳ loại thời tiết nào khác. Đặc biệt là đối với những người không có điều kiện được sinh hoạt trong phòng có điều hòa phải đối mặt với rủi ro sức khỏe đáng kể khi trời nóng.
Dưới đây là 5 nguy cơ đối với sức khỏe khi nhiệt độ trong nhà quá cao:
1. Rối loạn giấc ngủ
Nhiệt độ cao trong những ngày nóng bức khó chịu sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Trên thực tế, phạm vi nhiệt độ lý tưởng cho hầu hết mọi người để tận hưởng giấc ngủ giúp phục hồi cơ thể là rất nhỏ, từ khoảng 60-68 độ F (tức khoảng từ 15 đến 20 độ C). Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ.
Nhiệt độ cao trong những ngày nóng bức khó chịu sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. |
Hậu quả của giấc ngủ kém chất lượng là sự sụt giảm rõ rệt hiệu quả hoạt động của cơ thể. Thiếu ngủ cũng gây ra sự gia tăng sản xuất một loại hormone gọi là ghrelin, có liên quan đến sự thèm ăn. Do đó, giấc ngủ kém liên tục cũng liên quan đến tình trạng tăng cân.
Một số nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ mãn tính và huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, lo lắng, trầm cảm, chất lượng cuộc sống thấp hơn và thậm chí tử vong sớm.
2. Rối loạn cảm xúc
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những khó chịu về thể chất cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Giới khoa học cũng ủng hộ giả định này với nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhiệt độ quá cao trong nhà có thể dẫn đến cảm giác chán nản, lo lắng, tức giận và tuyệt vọng.
Bạn có thể gặp phải tình trạng gọi là SAD - rối loạn cảm xúc theo mùa, trong những tháng hè nắng nóng. |
Trên thực tế, bạn có thể gặp phải tình trạng gọi là SAD - rối loạn cảm xúc theo mùa, trong những tháng hè nắng nóng. Rối loạn cảm xúc do nhiệt gây ra có thể xuất hiện trong bất kỳ môi trường xã hội nào, dù là ở nhà hay nơi làm việc, đôi khi có thể dẫn đến tranh chấp giữa các cá nhân và thậm chí là bạo lực.
3. Bệnh về hô hấp
Đối với những người có vấn đề về hô hấp từ trước, nhiệt độ cao trong nhà có thể khiến việc thở trở nên đặc biệt khó khăn. Mặc dù các nhà khoa học chưa chắc chắn về nguyên nhân gây nên bệnh hô hấp nhưng nó dường như có liên quan với độ ẩm và chất lượng không khí. Môi trường nóng, ẩm trong mùa hè có thể là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc, hoặc khiến khói bụi trong không khí tồn tại gần mặt đất hơn.
Đối với những người có vấn đề về hô hấp từ trước, nhiệt độ cao trong nhà có thể khiến việc thở trở nên đặc biệt khó khăn. |
Người ta đã chứng minh được rằng, trong mọi trường hợp, nhiệt độ trong nhà tăng lên đã làm tăng số lượng các ca khám và điều trị ở những người bị khó thở, đồng thời tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người mắc bệnh cũng tăng lên.
4. Kiệt sức và say nắng
Một ngôi nhà quá nóng có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức hoặc say nắng vì nhiệt độ quá cao, đặc biệt là khi kết hợp với độ ẩm cao. Thông thường khi trời nóng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách đổ mồ hôi, rồi khi mồ hôi đó bay hơi sẽ làm mát cho chúng ta. Nhưng khi thời thiết ẩm ướt, sự bốc hơi chậm lại khiến chúng ta mệt mỏi và cảm thấy vô cùng khó chịu.
Một ngôi nhà quá nóng có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức hoặc say nắng vì nhiệt độ quá cao, đặc biệt là khi kết hợp với độ ẩm cao. |
Kiệt sức do nhiệt xảy ra trước khi say nắng và là một dấu hiệu cần cảnh báo. Các triệu chứng kiệt sức bao gồm chóng mặt, buồn nôn, yếu và khát cực độ. Trong giai đoạn này, nhiệt độ bên trong cơ thể thường vẫn bình thường, bề mặt da có cảm giác lạnh và khó chịu. Điều cần nhất khi đó là nghỉ ngơi trong một môi trường mát mẻ giúp cơ thể phục hồi.
Khi bị say nắng, điều quan trọng là phải gọi trợ giúp ngay lập tức. Dấu hiệu đầu tiên thường là bị ngất, nhưng bạn cũng có thể nhận thấy qua những lời nói khác lạ, không mạch lạc hoặc có hành vi hung hăng. Bạn có thể làm mát cho người bị say nắng, nhưng không được cho họ uống bất kỳ loại chất lỏng nào vào thời điểm này. Hãy chờ bộ phận chăm sóc y tế đến.
5. Biến chứng thai kỳ
Phụ nữ mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn do nhiệt độ cao ở trong nhà. Họ có nhiều khả năng bị kiệt sức vì nóng hoặc say nắng vì cơ thể họ vốn đã khó khăn trong mọi hoạt động.
Mất nước là một rủi ro đối với bất kỳ ai trong những ngày nắng nóng với nhiệt độ cao, nhưng ở phụ nữ mang thai, điều này có thể gây ra các cơn gò Braxton-Hicks. Bất kỳ vấn đề liên quan đến nhiệt cũng có thể gây ra chóng mặt dẫn đến ngã và thương tích cho em bé.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ biến chứng cao hơn do nhiệt độ cao ở trong nhà. |
Thật khổ sở khi phải sống trong môi trường nhiệt độ quá nóng trong suốt mùa hè. Một vài cách làm mát hiệu quả như mặc quần áo rộng, sử dụng bình xịt nước mát để làm mát da, mở cửa sổ ở hai bên của tòa nhà để tạo làn gió lưu, sử dụng rèm cửa để chặn ánh nắng mặt trời. Trên hết, cũng đáng để đầu tư một máy điều hòa không khí trong nhà để giữ cho ít nhất một phòng nhỏ mát mẻ kể cả vào thời điểm nắng nóng nhất trong ngày.
Anh Quân
Theo Người đưa tin