Bách khoa sức khỏe

13-05-2021 08:00:00

Béo phì ở trẻ em đang ngày càng gia tăng, cha mẹ cần biết nguyên nhân để kịp ngăn chặn bệnh khởi phát

Béo phì ở trẻ em đang ngày càng phổ biến do lối sống, các vấn đề tâm lý và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, các nguyên nhân chính gây béo phì có thể được thu hẹp lại chỉ trong hai vấn đề là ăn quá nhiều và ít hoạt động thể chất.

Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên lưu ý đề có sự điều chỉnh phù hợp.

1. Yếu tố di truyền

Có một yếu tố di truyền mạnh trong khả năng phát triển bệnh béo phì, do đó, trẻ em có cha mẹ bị béo phì có có nguy cơ cao gặp các vấn đề về cân nặng hơn những trẻ có cha mẹ gầy. Điều đó nói rằng, tình trạng béo phì không hoàn toàn được mặc định từ trước.

Mặc dù gen đóng một vai trò quan trọng, nhưng những thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định gen nào được biểu hiện, bao gồm cả gen gây béo phì.

2. Nghiện đồ ăn vặt

Sự sẵn có của các loại thực phẩm chế biến đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc gia tăng tỷ lệ béo phì, đặc biệt là ở trẻ em. Những món ăn vặt nhiều đường, nhiều chất béo này được thiết kế để giữ được lâu và có hương vị thơm ngon đến mức trẻ em gần như không thể cưỡng lại được.

Beo phi o tre em dang ngay cang gia tang, cha me can biet nguyen nhan de kip ngan chan benh khoi phat

Nghiện đồ ăn vặt đặc biệt là thức ăn nhanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì ở trẻ em - (Ảnh: Freepik).

Các nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng đây là nguyên nhân chính gây nghiện thực phẩm ở cả trẻ em và người lớn. Đồ ăn vặt kích thích hệ thần kinh tưởng thưởng của não (brain’s reward centers), dẫn đến cảm giác thèm ăn vô độ. Và một khi con bạn nghiện đồ ăn vặt thì việc béo phì là điều gần như không thể tránh khỏi.

3. Kháng insulin

Insulin là một loại hormone quan trọng giúp kiểm soát việc lưu trữ năng lượng. Nó có nhiệm vụ ra lệnh cho các tế bào mỡ tích trữ nhiều chất béo hơn và tất nhiên là dẫn đến tăng cân.

Khi trẻ ăn đồ ăn vặt, hàm lượng calo quá cao sẽ khuyến khích sự đề kháng insulin bằng cách tăng mức insulin trong cơ thể và điều này dẫn đến nhiều năng lượng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Để đối phó với vấn đề insulin, hãy tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của trẻ và giảm lượng đường tinh chế.

4. Tập thể dục không đầy đủ

Vai trò của tập thể dục thường xuyên trong việc duy trì cân nặng hợp lý là không thể thiếu vì tập thể dục giúp đốt cháy calo và giảm mỡ. Tuy nhiên, nhiều trẻ em ngày nay không tập thể dục đủ lượng cần thiết mỗi ngày và điều đó dẫn đến phát triển các vấn đề về cân nặng.

Beo phi o tre em dang ngay cang gia tang, cha me can biet nguyen nhan de kip ngan chan benh khoi phat

Lười vận động khiến cho mỡ càng có cơ hội tích tụ và dẫn đến béo phì - (Ảnh: Freepik).

Xem TV và trò chơi điện tử cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc giảm mức độ vận động thể chất mà trẻ em có thể thực hiện. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ làm tăng khả năng thừa cân, béo phì của trẻ lên rất nhiều.

Ngoài thực tế là béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ thừa cân trong độ tuổi thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành, nó cũng có liên quan đến các vấn đề xã hội và rất nhiều bệnh tật khác.

Là cha mẹ, bạn phải nhận biết rõ những nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em và áp dụng một cách tiếp cận chủ động để ngăn chặn sự khởi phát sớm của bệnh. Tuy nhiên, nếu con bạn đã bị béo phì, bệnh này hoàn toàn có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi lối sống như kiểm soát chế độ ăn và tập thể dục.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dich vu ke toan