Bách khoa sức khỏe
30-01-2021 05:00:00
7 nguyên tắc vàng để giải quyết mâu thuẫn, giúp cuộc sống hôn nhân luôn hạnh phúc, vững bền
Mâu thuẫn trong hôn nhân giống như gia vị cay nồng làm cho món ăn thêm đậm vị, nhưng nếu lỡ tay nêm quá đà, món ăn sẽ trở nên khó nuốt cũng giống như mâu thuẫn sẽ biến thành xung đột. Làm cách nào để ngăn điều đó xảy ra? Dưới đây là 7 nguyên tắc quan trọng giúp bạn giải quyết mâu thuẫn tránh xảy ra xung đột không đáng có.
- Một trong những lợi ích của tập thể dục chính là có thể giúp bạn hạnh phúc hơn cả tiền bạc
- Những đặc điểm của người phụ nữ có cuộc sống hạnh phúc và thành đạt
- Nấu ăn có thể giúp bạn hạnh phúc hơn?
- Giúp bạn trường thọ và hạnh phúc với 20 điều đơn giản này
- Dù hai vợ chồng yêu nhau, nhưng tại sao hôn nhân không hạnh phúc?
Để cuộc hôn nhân luôn hạnh phúc viên mãn, hãy "note" lại 7 nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn dưới đây. |
1. Tránh “lên lớp” đối phương
Khi phát sinh mâu thuẫn, nếu bạn sử dụng giọng điệu“lên lớp” có thể khiến người ấy không muốn nghe và phớt lờ những gì bạn đang nói. Kết quả là, bạn sẽ chỉ nhận lấy tổn thương mà thôi. Hãy nhớ rằng, tự cho mình quyền để trở thành một bậc bề trên như ông chủ hoặc thầy cô giáo... trong một mối quan hệ có thể khiến cả hai mệt mỏi và trở nên oán giận nhau.
Thay vì nói những lời “giáo điều”, hãy hít một hơi thật dài để lấy lại bình tĩnh và giải thích rõ ràng để người ấy hiểu những bận tâm của bạn. Tiếp theo, hãy lắng nghe anh ấy hoặc cô ấy nói với một tinh thần hợp tác và trái tim bao dung.
2. Đừng bao giờ “nhai đi nhai lại” một câu nói
Những từ ngữ lặp đi lặp lại có thể khiến đối phương thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí phát cáu, nhất là điều cả hai đã thảo luận cùng nhau.
Thay vào đó, ngay cả khi muốn xác nhận vấn đề mà bạn đã nói, hãy cố gắng tránh những từ và cụm từ gây tổn thương như “Em/anh đã nói với em rằng...” hoặc “Em/anh có biết là...” và hãy cố nói bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhất có thể.
Lặp đi lặp lại một câu nói như mệnh lệnh sẽ khiến đối phương trở nên khó chịu, từ đó có xu hướng "phớt lờ" lời bạn nói và cư xử như một đứa trẻ. |
3. Không dùng những từ ngữ mang tính phán xét
Những thói quen ăn nói hàng ngày có thể khiến bạn như đang như phán xét, mặc dù không hề có ý. Đó là lý do vì sao, nhiều cuộc tranh cãi vô tình nảy sinh và trở thành một trận xung đột lớn ngay cả khi cả hai hoàn toàn không mong đợi. Để tránh sử dụng các tính từ mang tính chỉ trích, hoặc phán xét, tốt hơn hết bạn nên sử dụng các từ ngữ biểu hiện ý kiến cá nhân. Cụ thể là:
Thay vì nói “Tốt” hoặc “Tệ”, hãy nói “Em/ anh không thích...”, “Em/anh thích...” hoặc các từ tương tự khác.Thay vì sử dụng một từ “Đúng” hoặc “Sai” hãy nói “Em/anh không đồng ý...” hoặc “Em/anh nghĩ rằng...”.Thay đổi những câu nói thực tế bằng cách: “Em/anh tin là…”
4. Học cách kiềm chế cảm xúc của chính mình
Cảm xúc chính là một trong những nguyên nhân khiến sự phán đoán của bạn không còn tinh anh nữa, vì vậy, bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc của mình trước để tránh đẩy xung đột lên cực độ. Nếu bạn nhận thấy rằng, cảm xúc của mình có thể khiến bạn đưa ra những lời nói tiêu cực, khiến đối phương phải tổn thương, hãy tìm cách giải tỏa chúng. Theo đó, bạn có thể thực hiện theo 4 cách dưới đây:
Đi dạo một mình hoặc chơi với thú cưng.Nghe một bài hát yêu thích.Gọi cho bạn bè hoặc người thân để có thể giải tỏa tâm trạng.Hít thở sâu và sử dụng phương pháp 4-7-8. Hít vào bằng mũi trong 4 lần đếm, giữ nguyên trong 7 lần đếm, sau đó thở ra bằng miệng trong 8 lần đếm.
5. Ngừng suy diễn
Người ta thường có xu hướng vội vàng kết luận mọi thứ theo ý mình dựa trên lời nói của đối phương, kể cả trong hôn nhân hay các mối quan hệ xã hội khác. Điều này sẽ làm bạn càng thêm hoài nghi người ấy, hoài nghi bản thân mình. Từ đó, mối quan hệ có thể trở nên tệ hại hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, hãy kiên nhẫn nghe anh ấy hoặc cô ấy trình bày hết ý kiến của mình. Song song đó, hãy cố gắng xoa dịu bản thân bằng 3 cách sau:
Nhìn nhận và phân tích bức tranh toàn cảnh trước.Nhớ lại những tình huống bạn đã kết luận sai và hệ quả để làm bài học kinh nghiệm.Cân nhắc các lựa chọn khác để thay đổi suy nghĩ, nhận định tiêu cực ban đầu về đối phương.
Đừng đây mâu thuẫn lên đỉnh điểm bằng những lời nói khó nghe khiến cả hai đều tổn thương |
6. Bỏ đi tính tự ái
Tính tự ái sẽ khiến bạn nói những câu "Em/Anh biết rõ rằng..." và không để tâm lắng nghe quan điểm của người khác. Điều này có thể dẫn đến xung đột, và thậm chí có thể phá hỏng mối quan hệ của bạn. Vì vậy, thay vì tỏ ra mình là người hiểu rõ tường tận về vấn đề, bạn nên:
Chấp nhận rằng có thể có 2 hoặc nhiều câu trả lời đúng.Im lặng, ngừng tranh cãi, cho nhau thời gian để suy nghĩ lại vấn đề.
7. Tránh dùng những từ ngữ định tính
Khi vợ/chồng bạn chia sẻ ý kiến của họ hoặc muốn câu trả lời từ bạn, bạn nên trả lời bằng đại từ ngôi một. Điều này cho phép bạn làm chủ cảm xúc, suy nghĩ của mình và giảm thiểu sự khó chịu của đối phương.
Ví dụ, thay vì nói "Anh về nhà mà chả quan tâm gì đến em cả” hãy nói: "Em cảm thấy mình bị phớt lờ khi anh về nhà đó".
Qua bài viết trên, mong bạn hiểu rằng, giao tiếp tốt chính là nền tảng của một mối quan lành mạnh. Vì vậy, hãy cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng cách nhẹ nhàng nhất có thể, đừng để tranh luận leo thang đến nỗi phải mất đi mối quan hệ quý giá trong nuối tiếc.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin