Bách khoa sức khỏe
20-05-2019 15:00:00
6 loại lá "thổi bay" rôm sảy cho bé trong mùa nắng nóng
Thời tiết nóng bức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ em. Tuy nhiên, với 6 loại lá dưới đây, các mẹ có thể “thổi bay” rôm sảy đáng ghét trên da bé.
- Lưu ý khi điều trị bệnh dạ dày ở trẻ em nhiễm khuẩn Hp
- 5 loại nước uống giải nhiệt tốt nhất cho ngày nắng nóng
- Những loại trái cây hạn chế ăn trong ngày nắng nóng
- Những loại rau nên ăn nhiều trong mùa nắng nóng
- Đối phó với chứng sốc nhiệt mùa nắng nóng như thế nào?
- Ngày hè làm sao để nắng mà vẫn trắng?
Da của trẻ vốn rất nhạy cảm và yếu hơn nhiều lần so với da người trưởng thành, nên vào những ngày nắng nóng gay gắt trẻ con rất dễ bị các bệnh về da mà đặc biệt là rôm sảy.
Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng rôm sảy ở trẻ em. Đồng thời, những ngày thời tiết nóng bức thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.
Rôm sảy khiến trẻ em ngứa ngáy, khó chịu, giật mình tỉnh giấc, còn có thể gây viêm tạo mủ, nhiễm trùng da, bít tắc nang lông, thậm chí viêm cầu thận. Rôm sảy ở trẻ em thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ...
Để có thể trị rôm sảy nhanh và an toàn cho bé, các mẹ có thể dùng một số loại lá quen thuộc nấu nước cho bé tắm như:
Lá kinh giới
Lá kinh giới có mùi dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da.
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, lá kinh giới tươi rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm chữa rôm sảy cho trẻ là tốt nhất. Ngoài ra, còn có thể phơi khô lá kinh giới để dùng dần. Lấy một nắm lá kinh giới nhỏ đun với nước để pha nước tắm cho các bé trong những ngày bé bị rôm sảy.
Lá chè xanh
Theo các nghiên cứu, trong lá chè xanh có chứa hàm lượng rất cao hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, lá chè xanh thường được các mẹ dùng để chữa rôm sảy cho con.
Cách nấu nước tắm trị rom say từ lá chè xanh khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá trà xanh, vò nát và trộn chung với một chút muối hãm qua một lần nước ban đầu rồi bỏ nước đi. Sau đó, đổ lần nước thứ hai vào nồi và đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội rồi dùng khăn mềm sạch tẩm với nước lần 2 này để lau nhẹ nhàng và rửa những chỗ bị rôm sảy, hoặc có thể tắm trực tiếp.
Lá dâu tằm
Theo ông bà ta thì lá dâu tằm có tác dụng tản nhiệt, nên đối với các bé bị rôm sảy nó là một loại lá tắm rất tốt để trị bệnh, ít gây kích ứng da.
Lá dâu tằm ngâm với nước muối rồi rửa sạch. Rồi cho lá vào trong một túi vải lớn bỏ vào nồi đổ đầy nước. Đợi nước sôi thì tắt bếp để tầm 15 phút cho nước chuyển thành dạng ấm hoặc pha loãng với lạnh rồi tắm cho bé.
Tắm liên tục như vậy từ 3-5 ngày, nó sẽ ngăn chặn các mụn rôm mới mọc lên và xóa đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, giúp giải nhiệt, chống viêm sưng và trị được tiểu đường. Bởi vì trong mướp đắng có nhiều loại axit amin, đường, vitamin C, axit nicotic rất có lợi cho sức khỏe.
Có một số nghiên cứu cho thấy rằng, giã nát mướp đắng đắp lên vùng da có thể chữa sưng và giảm đau. Với trẻ nhỏ để trị rôm sảy các mẹ cũng có thể dùng mướp đắng rất hữu hiệu.
Lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội, lọc bỏ bã, lấy phần nước thu được hòa vào nước tắm cho bé. Những tinh chất của mướp đắng sẽ thẩm thấu vào da, làm dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.
Lá khế chua
Khế là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, trong Đông y các bệnh như: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mày đay đều có thể dùng lá khế để điều trị. Vì lá khế có vị chát tính lạnh, có thể tản nhiệt, lợi tiểu nên rất thích hợp để chữa các chứng lở ngứa, mụn nhọt do tích nhiệt trong người.
Đồng thời, lá khế được xem là một loại lá trị rôm sảy hữu hiệu và tức thì. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần gân xương thừa của lá. Sau đó, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Khi sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn pha cùng với nước lạnh theo tỉ lệ vừa phải để nước đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho bé tắm.
Thực hiện cách này liên tục từ 3 đến 4 này sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, làn da của em bé sẽ thoát khỏi những đốm mụn rôm.
Lá tía tô
Tía tô là một loại rau thơm rất phổ biến, nó không chỉ là một loại rau mùi kích thích vị giác mà còn có thể chữa được nhiều bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được trong tinh dầu chiếc xuất từ lá tía tô có thể chống ôxy hóa, dị ứng và viêm nhiễm.
Lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt, rồi chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho bé.
Vào thời tiết nắng nóng, có thể dùng lá tía tô để đắp cho trẻ có thể phòng và chữa rôm sảy rất hiệu quả.
Những cẩn trọng khi tằm bé bằng nước lá:
- Trước khi tắm bằng bất kì loại lá nào, cần phải xác định được da bé thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không để có thể lựa chọn được loại lá tắm phù hợp với làn da, tình trạng bệnh của bé.
- Không tắm nước lá cho bé khi da bé có dấu hiệu bị trầy xước, vết thương hở, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng, để tránh tình trạng bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho bé.
- Không thêm quá nhiều muối hay chanh vào nước tắm của bé, vì da bé khá nhạy cảm điều này có thể làm bé bị xót, dễ làm kích ứng da của con hơn. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng.
- Trước khi dùng lá nấu nước tắm phải rửa thật sạch lá và ngâm lá với nước muối hoặc thuốc tím thật. Vì các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da em bé.
- Cần tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước khi tắm bằng nước lá, vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, không làm sạch da và lỗ chân lông của bé, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên.
- Sau khi tắm xong bằng nước lá, nên tắm lại bằng nước ấm cho bé để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da, gây nhiễm khuẩn.
Hà Thanh
Theo Tạp chí Sống khỏe