Bách khoa sức khỏe

21-03-2021 00:00:00

3 tác hại đến xương khớp từ tư thế ngồi vắt chéo chân

Tư thế ngồi vắt chéo chân thường được các chị em rất ưa chuộng vì toát lên vẻ kiêu sa, duyên dáng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, ngồi vắt chéo chân có hại cho xương khớp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, tác động tiêu cực đến vóc dáng cũng như sức khỏe của chị em. Cụ thể là:

1. Đau thần kinh tọa

Tại phần hông của chúng ta tập trung rất nhiều sợi dây thần kinh bao gồm dây thần kinh tọa. Khi thường xuyên ngồi vắt chéo chân, bạn sẽ vô tình khiến gây ra hiện tượng co kéo sợi dây thần kinh tọa, lâu ngày khiến chúng bị tổn thương, đau đớn và khó chịu. Các triệu chứng xuất hiện sau đó có thể là đau nhức vùng hông kéo dài xuống mông, chân và các ngón chân, khó di chuyển…

Ngoài ra, tư thế ngồi vắt chéo chân còn khiến trọng lượng cơ thể chỉ dồn một bên xương chậu, lâu ngày sẽ khiến xương chậu bị lệch - một bên cao hơn bên còn lại.

3 tac hai den xuong khop tu tu the ngoi vat cheo chan

Ngồi vắt chéo chân khiến bạn thường xuyên đau nhức vùng mông, chân và các ngón chân...

2. Đau xương bánh chè

Thống kê còn cho thấy có 90% phụ nữ phải đối mặt với chứng đau xương bánh chè và đau hông. Mà một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến các cơn đau này là vì phụ nữ có thói quen ngồi vắt chéo chân cho giống một quý cô. Tư thế ngồi này gây xoắn xương đùi, làm căng thẳng các khớp và cơ nâng đỡ, từ đó gây ra những cơn đau.

3. Đau cột sống

Không chỉ khiến cho khớp xương đầu gối yếu đi, nhiều nghiên cứu cho thấy, ngồi vắt chéo chân lâu hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến vai và xương chậu bị nghiêng sang một bên và đầu bị chúi về phía trước nhiều hơn. Nó cũng có thể khiến cột sống của bạn bị lệch, và còn dẫn đến các cơn đau cứng cơ.

Ngoài 3 vấn đề xương khớp kể trên, ngồi vắt chéo chân lâu ngày còn khiến bạn đối mặt với nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu cho thấy, khi bạn ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh mác ở phía sau đầu gối (dây thần kinh chịu trách nhiệm chi phối vận động nhóm cơ duỗi bàn chân) chịu áp lực rất lớn. Từ đó, lượng máu lưu thông đến chân bị trì trệ khiến chân và bàn chân bị tê liệt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác các ngón chân đơ cứng, tê buốt và đau râm ran như hàng ngàn mũi kim châm chích, rất khó chịu và phải mất một khoảng thời gian khá lâu mới có thể vận động lại như bình thường. Lâu ngày, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.

3 tac hai den xuong khop tu tu the ngoi vat cheo chan

Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài có thể tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông, dẫn đến bệnh tim hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, tư thế này sẽ khiến máu tại vùng chậu lưu thông kém cộng thêm hai chân khép chặt khiến nhiệt độ tại vùng kín tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, lâu ngày gây viêm âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa khác. Với những chị em thường hay đau bụng kinh, vắt chéo chân gây chèn ép phần bụng dưới khiến tình trạng đau ngày càng trầm trọng hơn.

Mách nhỏ chị em tư thế ngồi đúng nhưng vẫn giữ được thần thái "sang chảnh"

Bạn thấy đấy, ngồi vắt chéo chân là một thói quen không tốt, ảnh hưởng lớn tới vóc dáng chị em và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật kể trên. Tốt nhất, bạn nên hạn chế tư thế ngồi này, thay vào đó hãy tập tư thế ngồi khác có lợi hơn như sau:

Khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể.Nếu muốn thay đổi tư thế, thay vì vắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang bên trái hoặc bên phải.Có thể nhẹ nhàng vắt chéo 2 bàn chân ở mắt cá. Tư thế này cũng thích hợp cho các chị em phụ nữ khi mặc những trang phục như đầm, váy và được các chuyên gia khuyến cáo, vì không gây nguy hại cho sức khỏe như tư thế ngồi vắt chéo chân.

3 tac hai den xuong khop tu tu the ngoi vat cheo chan

Đừng ngồi vắt chéo chân nữa, thay vào đó hãy ngồi đặt 2 chân xuống sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể.

Qua bài viết trên, mong rằng chị em đã biết được tư thế ngồi vắt chéo chân có hại cho xương khớp và hạn chế ngồi ở tư thế này. Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý khi ngồi bất cứ tư thế nào đi nữa, chị em cũng nên đứng dậy thư giãn và di chuyển tới lui để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Vì nghiên cứu cũng cho thấy, ngồi quá nhiều trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, thoái hóa, mắt…

My Lê

Theo Người đưa tin

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

dịch vụ kế toán chuyên nghiệp