Bách khoa sức khỏe
20-12-2019 15:00:00
11 cách đơn giản để giải quyết nhiệt miệng nhanh chóng
Cảm giác đau nhứt, khó chịu của nhiệt miệng là nỗi khổ ai cũng từng trải qua. Bạn hoàn toàn có thể chấm dứt chuỗi ngày đau khổ bằng 11 cách để giải quyết nhiệt miệng tại gia dưới đây.
- “Bỏ túi” ngay 7 cách khử mùi hôi miệng bằng những thói quen đơn giản
- 11 lời khuyên giúp loại bỏ hạch trong miệng khiến bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm
- Bỏ túi ngay ''bí kíp'' chăm sóc răng miệng toàn diện và hiệu quả
- Bất chợt thấy đắng miệng, cảnh báo cơ thể mắc các chứng bệnh sau
- 8 dấu hiệu bất thường trong miệng báo hiệu vấn đề sức khỏe
Bệnh nhiệt miệng còn được gọi là loét miệng, hoặc là loét áp-tơ. Biểu hiện của bệnh này là niêm mạc miệng xuất hiện những vết loét nông, hình tròn hoặc oval, sưng đỏ và có màu tráng hoặc vàng ở giữa, cảm giác đau rát khi ăn hoặc nói. Thông thường, nhiệt miệng sẽ lặn sau 1-2 tuần, không để lại sẹo.
Đến nay vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến nhiệt miệng. Tuy nhiên theo một số ý kiến, có thể những nguyên nhân sau đây dẫn đến nhiệt miệng:
- Ăn đồ cay, nóng, chua,... làm ảnh hưởng đến khoang miệng.
-Nóng trong người.
-Miệng bị tổn thương do các hoạt động vệ sinh răng miệng.
-Thiếu vitamin B, sắt, kẽm,...
-Vô tình cắn vào má, bên trong môi trên và môi dưới,...
-Mệt mỏi, căng thẳng.
-Thay đổi hooc mon, thay đổi nội tiết.
11 cách trị nhiệt miệng tại nhà
1. Chườm lạnh: Sử dụng đá viên để chườm. Cái lạnh của đá sẽ làm tê phần sưng, ngăn cản máu đến vết lở miệng, từ đó giúp giảm đau, giảm sưng.
2. Trà túi lọc: Chất tannin trong trà có khả năng kháng viêm, chống sưng. Bạn chỉ cần đắp bã trà lên nốt nhiệt miệng là có thể giải quyết chúng.
3. Bổ sung vitamin B: Các vitamin nhóm B rất cần thiết trong việc phòng và chữa nhiệt miệng. Bạn nên bổ sung vitamin B12 và B1 hàng ngày.
4. Tránh một số thực phẩm: Các loại đồ ăn cay, nóng, chua có thể làm vết nhiệt miệng “hành hạ” bạn.
5. Oxy già: Pha loãng oxy già và nước với tỉ lệ 1:1, dùng tăm bông thấm lên vết lở miệng. Lưu ý là không ăn uống trong vòng 1 tiếng sau khi thoa. Bạn nên thực hiện hàng ngày để việc sát khuẩn đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Sữa chua: Sữa chua cung cấp các lợi khuẩn cho cơ thể. Đây là món ăn mát lành và an toàn cho bạn trong những ngày nhiệt miệng tấn công.
7. Giấm táo: Trong giấm táo có chứa nhiều chất axit axetic, loại chất kháng viêm thiên nhiên. Bạn có thể pha giấm táo với nước ấm để súc miệng hàng ngày.
8. Mật ong và nghệ: Mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. Bôi mật ong lên các vết trầy xướt, viêm nhiễm sẽ giúp vết thương mau lành. Nghệ là loại gia vị có tính kháng khuẩn cao, thường được sử dụng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể bôi riêng hai loại này lên vết nhiệt miệng, hoặc trộn chúng lại, tạo thành một hỗn hợp sệt để bôi. Một ngày nên bôi từ 2-3 lần.
9. Nước ép rau ngót: Với hàng lượng vitamin cao, rau ngót cũng có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Bạn có thể lấy nước ép rau ngót, hòa với mật ong, sau đó bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng.
10. Nước muối: Muối là loại gia vị có đặc tí nh kháng khuẩn, chống viêm. Pha một ít muối vào nước để súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm nhiệt miệng và loại bỏ các mảng bám trên răng.
11. Baking soda: Là một chất kháng khuẩn, baking soda có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Pha 1 thìa cafe baking soda vào 1 ly nước ấm, súc miệng mỗi ngày, cho đến khi hết nhiệt miệng. Lưu ý là không nuốt và nhấp từng ngụm nhỏ để súc miệng cho đến khi hết ly.
Những cách phòng nhiệt miệng:
-Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày. Việc thiếu nước khiến cơ thể bị thiết nước, dẫn đến nóng trong người.
-Tránh ăn quá mặn và thường xuyên ăn các thực phẩm háo nước như: nước ngọt, thức ăn đóng hộp, đồ uống có cồn,... Những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bị mất nước, và đến cơ thể sẽ bị khô, làm tăng nhiệt cơ thể.
-Tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể. Bạn có thể nạp loại vitamin này qua các thực phẩm như: cam, chanh, kiwi, đu đủ, dâu tây,... Bạn nên hạn chế các loại trái cây gây nhiệt, nhiều đường.
-Không sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate. Các nhà nghiên cứu Na Uy đã chỉ ra mối liên hệ của chất này với nhiệt miệng.
Trong trường hợp vết loét càng ngày càng mở rộng, loét sâu vào môi, chảy nhiều dịch,...bạn nên đi gặp bác sĩ. Với 11 cách để giải quyết nhiệt miệng tại gia trên đây, hi vọng bạn có thể tạm biệt căn bệnh đáng ghét này nhanh nhất.
Ý Nhi
Theo Người đưa tin